Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Chăm sóc bưởi Phúc Trạch sau lũ lụt

Thứ hai - 06/11/2023 02:38
Trong thời gian qua do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lũ kéo dài, làm ngập lụt diện rộng trên địa bàn các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng phát triển của các loại cây ăn quả trên địa bàn. Để kịp thời khắc phục sau mưa lụt và ngăn chặn sự lây lan của các đối tượng dịch hại trên cây ăn quả, đặc biệt cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê, bà con nông dân cần áp dụng kịp thời một số phương pháp kỹ thuật để vườn cây phục hồi nhanh, sinh trưởng phát triển tốt.
Chăm sóc bưởi Phúc Trạch sau lũ lụt
1. Thoát, thu nước và rửa bùn:
- Khơi thông hệ thống thoát và thu nước quanh vườn và rãnh giữa hai hàng cây với mục đích thu nước, không để đọng lại ở rễ cây sau khi mưa để ngăn ngừa sự lây lan của nấm bệnh.
- Nước rút đến đâu dùng vòi nước sạch xịt đến đó; nếu chổ không có nước sạch để xịt rưả thì phải khơi thông thoáng bùn, đất ở cội rễ, dùng chổi trện quét sạch phù sa còn sót trên gốc, thân, cành sau lũ, lụt và dùng nước rửa sạch và có thể hòa nước vôi trong quét lên thân, cành…
2. Vệ sinh sạch sẽ vườn cây bằng cách: Thu gom hết rác, cỏ khô và ngay cả vật tư tủ gốc còn sót lại rồi phơi khô rồi chôn hoặc đốt.
3. Cắt tỉa: Cắt bỏ bớt tán cây, cành khô, cành héo, cành vượt tán tạo thông thoáng cho cây trồng làm giảm sự thoát hơi nước khi bộ rễ và hạn chế sâu, bệnh hại.
4. Bón vôi bột: Vãi đều 25-35 kg lên nền đất sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho 500m2 (1 sào), tương đương 17-20 cây bưởi Phúc Trạch.
5. Xới xáo, làm cỏ: Sau khi thời tiết nắng ráo và đất rút nước khô ráo chúng ta xới xáo nhẹ trong tán cây tránh chạm rễ và nhặt sạch cỏ đồng thời phát sạch cỏ sát mặt đất trên toàn vườn để tạo thông thoáng cho bộ rễ hô hấp.
6. Chăm bón: Bón phân cân đối, đặc biệt là kali. Không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. Không nên bón nhiều phân NPK, nhất là phân chứa nhiều đạm, mà nên bón phân có chứa nhiều lân và kali nên kết hợp với phân chuồng hoai mục có ủ với chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma nhằm kích thích cho vi sinh vật có lợi hoạt động tốt, rễ phát triển nhanh, làm ức chế các loại nấm bệnh gây hại, cây mau phục hồi.
Sau mùa mưa lụt cũng nên bổ sung phân vi lượng cho vườn cây ăn quả bằng cách phun một số loại phân bón lá có chứa vi lượng. Đồng thời chú ý phòng trừ các loại bệnh như bệnh loét, bệnh xì mủ gốc hoặc bệnh vàng lá thối rễ sẽ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt.
* Ngoài ra về lâu dài cần:
- Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục khoảng 30 - 45 ngày và bón vào gốc như bón phân thông thường.
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân xanh ủ hoai bón cho cây,…
 

Nguồn tin: Đắc Tài - Nguyễn Thu - TT HTND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 07:33 T5: mưa nhẹ
mưa nhẹ
23.27
°C
Độ ẩm: 93 %
Gió: 1.63 m/s
28/03
mưa nhẹ
23.27°
23.27°
29/03
mưa nhẹ
23.27°
23.27°
30/03
mây cụm
26.83°
26.83°
31/03
mây thưa
29.32°
29.32°
01/04
bầu trời quang đãng
30.15°
30.15°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay15,845
  • Tháng hiện tại670,858
  • Tổng lượt truy cập14,135,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây