Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi)

Thứ tư - 21/12/2022 04:43
Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi đang là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng. Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được đánh giá là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp.
Mo hình nuôi ốc bươu đen
Mo hình nuôi ốc bươu đen
I. TRƯỚC KHI THẢ ỐC
1. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi thường là những ao nuôi có sẳn trong tự nhiên, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi ốc cũng như thuận tiện trong việc chăm sóc, thu hoạch và xử lý bệnh cho ốc, ao nuôi thường được thiệt kế nhu sau:
- Ao được chia nhỏ thành nhiều ngăn: Chia nhỏ nhiều ngăn sẽ tăng mặt độ ốc nuôi trong 1 ao; dễ phân loại ốc, đặc biệt là thuận tiện cho bà con chăm sóc, xử lý ao nuôi, mặt khác việc phần chia nhiều ao giúp bà còn có thể nuôi ốc theo chu trình kép kín (nuôi gối vụ).
- Ao thường được thiết kế theo hình bậc thang, độ sâu lý tưởng của ao nuôi từ 1m – 1,2m. Song vì điều kiện thời tiết mỗi vùng khác nhau nên tỷ lệ độ sâu của cao nuôi thường có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền.
- Xử lý ao nuôi: Đối với ao mới được đào, cải tạo thì phải xử lý áo nuôi kỷ bằng vôi (Vôi dùng trong thủy sản). Sử dụng vôi giúp cân bằng độ PH, hạ phèn và tiêu diệt những mầm bệnh có trong ao nuôi. Liều lượng dùng từ 10 – 15kg/100m2 ao hồ; dùng để xử lý nước và sát khuẩn ao nuôi dùng 1-2kg pha loảng với nước tạt đều lên mặt nước (Thời điểm tạt là chập tối hoặc rạng sáng).
- Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau.
th

2. Chuẩn bị môi trường cho ao nuôi
Ốc là loại sống lưởng cư, sống tự nhiên và rất nhạy cảm với điều kiện môi trường thay đổi nên việc chuẩn bị môi trường nuôi ban đầu cho ốc là yếu tố tiên quyết khi nuôi.
+ Môi trường thủy sinh cho ao nuôi: Sau khi xử lý ao hồ bằng vôi, kết hợp phơi khô, sau tầm 15 – 20 ngày tháo nước vào ao nuôi. Song song với quá trình tháo nước là tạo môi trường thủy sinh cho ao bằng việc trồng các loại thủy sinh như: Cây sung, bèo hoa dâu, bèo tấm, rong giòn (Không phải rong đuôi chồn), mùng, môn quanh bờ ao;
+ Tháo nước vào ao nuôi: Đây là một khâu rất quan trọng, nước nuôi ốc phải đảm bảo sạch, giàu khoáng chất, độ PH trung tính từ 7-8 là lý tưởng; Quá trình tháo nước đối với ao bắt đầu nuôi cần quan tâm đến các loại cá tạp, ốc tạp vào ao nuôi; đối với các ao đã nuôi ngoài các yêu cầu trên thì còn lưu ý: Không được tháo nước quá đột ngột, khi tháo nước tốt nhất chỉ tháo 2/3 khối lượng nước trong áo sau đó bổ sung nước từ từ. Khi trời mưa lượng nước mưa sẽ có nguy cơ tràn vào ao vì vậy, cách tốt nhất là ngăn hạn chế nước mưa trực tiếp tràn vào ao; nước mưa có trong ao cần nhanh chóng kết hợp với sử dụng chế phẩm để nhanh chóng cân bằng độ PH trong ao. Việc thay nước trong ao tùy thuộc vào từng ao nuôi cụ thể và điều kiện của từng vùng. Song khi thả ốc giống đến khi 2 tháng tuổi không cần thay nước. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong ao.
Điều tối kỵ khi tháo nước cho ao nuôi ốc chính là kiểm soạt nguồn nước, tuyệt đối không để nước bị nhiễm độc trừ cỏ, trừ sâu lẫn vào ao nuôi.
3. Chẩn bị thức ăn cho ốc
Thức ăn cho ốc rất đa dạng: là các loại rau xanh, bèo, ngũ cốc, các loại trái cây thông dụng trong dân như: bầu, bí, mướp, ổi, dưa….
Ốc ăn rất khỏe nên trước khi thả giống người nuôi tốt nhất là chuẩn bị kỷ nguồn thức ăn: đối với ốc giống cần chuẩn bị ao nuôi bèo tấm, bèo cám; đối với ốc thương phẩm cần chuẩn bị diện tích để trồng sắn, mùng, cũng như các loại bầu, bí khác là những thức ăn chính của ốc.
Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi. Vì vậy cần cho ăn ở nơi ốc tập trung để ốc có thể bắt mồi một cách nhanh nhất, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ (sáng sớm ốc nhồi thường nổi lên mặt nước, bám vào lá sắn, lá dọc mùng, bèo để ăn vì vậy quan sát vào lúc sáng sớm sẽ biết được ốc tập trung ở khu vực nào nhiều hơn). Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 - 1% khối lượng ốc trong ao.
Bên cạnh thức ăn xanh, người nuôi có thể cho ăn thêm thức ăn bột nhưng quá trình cho ăn thức ăn bột đặc biệt chú ý đến khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, phải cho ăn lượng thức ăn vừa đủ.
th (2)

II. GIAI ĐOẠN THẢ ỐC VÀ THU HOẠCH
1. Chuẩn bị ốc giống và thả ốc: Ốc nhồi giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt. Phần vỏ không bị sứt, dập cũng như phần đỉnh vỏ cần có màu tươi sáng. Kích thước con giống khoảng 0,4-0,6g/con. (Thông thường ốc đạt 15 ngày sau khi nở người nuôi sẽ xuống giống, nhưng để đảm bảo tỷ lệ sống cao, dễ theo dõi ban đầu, người nuôi trước khi thả vào ao nuôi nên nuôi thêm 15 ngày vào tráng nuôi trong ao.
Vận chuyển con giống sử dụng phương pháp giữ ẩm. Không được đóng kín túi bọc con giống, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
Thả ốc: Tuyệt đối không được thả ốc trực tiếp xuống nước, nhất là những hộ dân lây giống ốc ở xa địa điểm thả, có quảng đường vận chuyển dài. Khi ốc giống mang về tốt nhất là để ốc trong bòng râm, tạo không khi thoáng, mát, có độ âm cao để ốc tỉnh rồi mới đem thả.
Khi thả nên thả sát mét ao nuôi, không để ốc tiếp xúc với anh nắng trực tiếp hoặc mưa hoặc dùng là chuối, lá sắn… bó sát nước và thả ốc. Nên thả ốc đều xung quang ao nuôi. Thời gian thả ốc tốt nhất là chiều tối hoặc sáng sớm khi nhiệt độ mát mẽ. Không thả ốc vào trời mưa hoặc nhiệt độ ngoài trời quá cao.
2. Chăm sóc, quản lý, thu hoạch
Sau khi thả ốc người nuôi phải thường xuyên chăm sóc và quan sát tập tính cũng như những biểu hiện của ốc.
Cho ốc ăn không được quá thừa. Nếu dư thừa thức ăn nhất là thức ăn tinh rất dẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và sẽ gây bệnh cho ốc, dẫn đến ốc chết hàng loạt; không bỏ đói ốc, tuy ốc có thể nhịn ăn từ 3-6 tháng, nhưng việc nuôi ốc thương phẩm nếu để đói ốc sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường của ốc, giảm năng suất khi nuôi.
Quá trình nuôi ốc phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước, độ khoáng, độ Ph để kịp thời xử lý ao nuôi, cũng như các loại bệnh của ốc. Phần lớn các loại bệnh của ốc chủ yếu phát sinh từ ô nhiễm nguồn nước.
Thường xuyên tạo môi trường thông thoáng xung quang ao nuôi, tiêu diệt một số loại động vật ăn ốc như: Bìm bịp, chuột.
Ốc nhồi sau khi nuôi từ 3 - 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm 25 - 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch ốc trước mùa đông. Có thể thu tỉa bằng cách dùng thuyền đi quanh bờ ao để bắt những con to (buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá dọc mùng, lá sắn, dễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ). Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì sau khi dùng thuyền để thu, số ốc còn lại trong ao có thể tháo cạn nước ao.
Phần một số bệnh của ốc sẽ cũng cấp một bài riêng để bà con nghiên cứu./.
(Hiện nay Hội nông dân Huyện Đức Thọ đã phối hợp với mô hình thành lập Công ty TNHH Xuân Anh chuyên cung ứng giống, hổ trợ kỷ thuật, tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Ai có nhu cầu xin liên hệ: Ông: Trần Xuân Anh –GĐ Cty: Số điện thoại: 0988859991 hoặc liên Hệ qua Hội Nông dân huyện Đức Thọ qua số điện thoại: 0984.246.279 (Đc Ngô Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Nông dân huyện)
                   

 

Nguồn tin: Ngô Ngọc Hân – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Thọ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 22:33 T5: mưa nhẹ
mưa nhẹ
26.39
°C
Độ ẩm: 78 %
Gió: 1.45 m/s
28/03
mưa nhẹ
26.39°
26.39°
29/03
mây rải rác
32.63°
32.63°
30/03
bầu trời quang đãng
36.1°
36.1°
31/03
bầu trời quang đãng
37.06°
37.06°
01/04
bầu trời quang đãng
37.22°
37.22°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay23,198
  • Tháng hiện tại690,838
  • Tổng lượt truy cập14,155,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây