Phát huy tiềm năng, lợi thế từ mô hình tổ hợp tác trồng rau an toàn
Thứ năm - 13/07/2023 21:41
Thị trấn Đức Thọ những năm gần đây được biết đến nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả và ưu tín, những đặc sản từ các sản phẩm OCOP có thương hiệu trên nhiều lĩnh vực như: bánh gai Đức Yên, bánh chưng xanh Hảo Trạch, gà ủ muối tiêu sản phẩm của khách sạn Sông La; rượu Thiên Hà Thủy; giò chả Nhung Tuấn, kẹo Cu đơ Thanh Toàn vv...; về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, mô hình tổ hợp tác sản xuất rau mầm, rau thơm các loại của hội viên Tổ hợp tác Trồng rau an toàn thuộc Chi hội Nông dân Tổ dân phố 1 thị trấn Đức Thọ là một mô hình sản xuất điển hình mang lại hiệu quả, phát triển ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở mọi lứa tuổi, nâng cao thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình. Tổ hợp tác Trồng rau an toàn Tổ dân phố 1 thị trấn Đức Thọ được thành lập từ tháng 9 năm 2018, với quy mô ban đầu gồm 10 hộ, là những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có diện tích vườn hộ từ 200 đến trên, dưới 500m2. Sau khi được thành lập đến nay, Hội Nông dân thị trấn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao công nghệ huyện Đức Thọ đã mở 2 đợt tập huấn (tháng 10/2018 và tháng 4/2021) cho các thành viên tổ hợp tác về tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đạt chất lượng an toàn cho các sản phẩm rau sau thu hoạch. Tính đến nay, mô hình đã phát triển lên 16 hộ thành viên. Một điều kiện thuận lợi và nét đặc trưng đó là các hộ của tổ hợp tác cùng ở trong một cụm dân cư liền kề, nên những vấn đề liên quan đến các khâu trong sản xuất, những thuận lợi, khó khăn đều được các hộ đưa ra chia sẻ, bàn bạc, trao đổi trực tiếp, giúp đỡ nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất. Với những kinh nghiệm được đúc rút trong thực tế cùng với đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, sự kiên trì vượt qua mọi khó khăn thách thức của điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nhiệt hàng năm. Để đảm bảo cho việc sản xuất được duy trì và phát triển, các hộ đã bàn bạc, thống nhất về cách làm, bước đầu đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính và được làm thêm lớp lưới di động có thể kéo ra khi thời thiết nắng nóng và kéo vào lúc ban đêm khi thời tiết mát mẻ; với hệ thống giàn được làm bằng khung sắt khép kín kiên cố rất thuận lợi cho việc che mưa, che nắng, ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu bọ phá hoại. Về thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm đảm bảo đạt chất lượng an toàn thì khâu làm đất được cho là quan trọng nhất, trước khi gieo hạt, đất được xới thành từng luống có chiều rộng khoảng 1 - 1,2m (vừa tầm với tay đảm bảo thuận lợi khi gieo hạt và khi thu hoạch), tiếp tục được bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục và phân NPK Lâm Thao, với liều lượng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và được xới xáo nhiều lần tăng độ tơi xốp, trộn lẫn đều trong đất; khâu chuẩn bị gieo hạt, các luống đất được tưới nước (đủ độ ẩm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau trong vòng 7-8 ngày), để ráo trong khoảng 5-7 giờ tiếp tục được xới lại cho tơi, mịn và được san đều mặt luống để chuẩn bị xuống giống; trước khi gieo, hạt giống được dùng từ loại hạt cải củ, ngâm với nước ấm ở nhiệt độ khoảng 15-200C trong khoảng 2 giờ, sau khi ngâm cho ra rổ cho se nước rồi cho vào ủ trong thời gian 36 giờ (1,5 ngày), các hạt giổng sau khi ủ đã nẩy mầm đều mới thực hiện việc gieo hạt. Khâu gieo hạt phải chú ý kỷ thuật của người gieo, phải gieo đều (không gieo thưa và cũng không gieo quá dày), gieo hạt xong tiếp tục cào nhẹ tay đều mặt luống sao cho các hạt giống được hòa lần trong đất và dùng bạt che kín phủ khắp mặt luống. Sau 2 ngày thì cây rau mầm đã phát triển 02 lá mầm và có chiều cao thân cây khoảng 2,5-3cm thì gỡ bạt che luống. Lúc này cần chú ý đến khâu nhiệt độ, độ ẩm trong nhà kính đảm bảo phù hơp (nều thời tiết ban ngày nắng thì cần kéo phủ thêm lớp lưới, ban đêm kéo lười lại để điều hòa mức nhiệt đảm bảo các điều kiện cho cây rau phát triển tốt; trong thời gian 7-8 ngày (tính từ ngày gieo hạt đến ngày thu hoạch), rau được thu hoạch và sản phẩm được cho ra tiêu thụ trên thị trường. Kỹ thuật, cách thức sản xuất của các hộ được sắp xếp, bố trí bài bản, rất khoa học, phù hợp với diện tích của từng nhà vườn theo cách làm cuốn chiếu, lần lượt số lượng các luống rau được chia đều mỗi ngày sao cho trong khoảng thời gian từ 7-8 ngày (thời gian 1 lứa rau) thì ngày nào hộ sản xuất cũng có sản phẩm rau mầm được thu hoạch cung cấp thường xuyên, đều đặn ra thị trường. Với kỹ thuật, kinh nghiệm và cách làm trên, kết quả cho thấy, kinh phí đầu vào từ hạt giống (hạt cải củ) tại thời điểm này có giá là 80.000 đồng/kg, mỗi kg hạt giống sau thời gian quay vòng 7-8 ngày sẽ cho ra sản phẩm 18-20kg rau mầm, giá rau trên thị trường hiện giao động từ 18.000 -20.000 đồng/kg rau. Như vây, nếu tính 1 hộ gia đình có diện tích vườn là 200m2 thì mỗi ngày sẽ gieo với lượng 1,5 kg hạt giống và cho ra từ 25-30kg sản phẩm rau mầm; lãi ròng thu nhập đạt mức 400.000 đồng/ngày (đã trừ các khoản chi phí); quá trình sản xuất của mô hình này mỗi hộ chỉ cần 1 lao động là đã thực hiện được tất cả các khâu, công việc hàng ngày (từ khâu làm đất, gieo trồng và tiêu thụ sản phẩm) cũng rất nhàn nhã, nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức lực. Mô hình sản xuất rau mầm của tổ hợp tác trồng ran an toàn Chi hội Nông dân Tổ dân phố 1 thị trấn Đức Thọ thực sự là một cách làm hay, là mô hình điển hình tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp của Hội Nông dân thị trấn Đức Thọ nói riêng, của địa phương thị trấn Đức Thọ nói chung mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình và đang nhận được sự quan tâm tuyên truyền trong toàn Hội để quảng bá, lan tỏa và nhân rộng trong các chi hội, nhân dân trong, ngoài địa phương ở thời điểm hiện tại và thời gian tới. Mặc dù kết quả của mô hình đạt như vậy, nhưng trong quá trình sản xuất hiện nay, khó khăn của các hộ sản xuất đang gặp phải, đó là đầu ra cho sản phẩn sau thu hoạch thiếu tính ổn định, thiếu thị trường tiêu thụ. Muốn nhân rộng, thu hút thêm nhiều hộ thực hiện mô hình này thì rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp Hội trong việc giới thiệu, kết nối và tiêu thụ sản phẩm để giúp bà con duy trì, phát triển ổn định trong sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hiệu quả trên đơn vị diện tích, góp phần đa dạng các loại mô hình, các sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh trong phong trào thi đua xản xuất, kinh doanh giỏi.
Nguồn tin: Trần Thị Thảo - PCT Hội Nông dân Thị Trấn Đức Thọ