Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực

Thứ tư - 25/05/2022 21:49
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, từng bước hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh khá của cả nước.
Đường Phan Đình Phùng, TX Hà Tĩnh năm 1993 (Ảnh Sỹ Ngọ)
Đường Phan Đình Phùng, TX Hà Tĩnh năm 1993 (Ảnh Sỹ Ngọ)

Kỳ họp thứ 9, thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính của 13 tỉnh, thành phố, chia tách 8 tỉnh thành 16 tỉnh, trong đó có tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 16/8/1991, BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU về lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác chia tách, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

Từ năm 1991-1995, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIII, với tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã giành được nhiều thành quả quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; điện, đường, trường, trạm... Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 11,3%.

Từ năm 1996-2000, Hà Tĩnh đã tạo được sự phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên các lĩnh vực và địa bàn, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Quan tâm đến nông nghiệp cùng với quyết tâm “xóa đói, giảm nghèo”; đã ra đời các khu kinh tế như Vũng Áng (1996), Cầu Treo (1998), cùng với hệ thống thị xã, thị trấn, thị tứ, Hà Tĩnh đi lên bằng 2 mũi đột phá: nông nghiệp - công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 7,05%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 63,5% xuống còn 51%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng từ 10,7% lên 14%; dịch vụ tăng từ 25,8% lên 35%; sản xuất lương thực đạt 46 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người 370 kg.

2

Quốc lộ 1 đoạn qua TX Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh) năm 1994. Ảnh Sỹ Ngọ

Từ năm 2001-2010, trong 10 năm cùng cả nước thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH, trước những thời cơ và vận hội mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả tích cực. Những năm 2001, 2002, 2003..., Hà Tĩnh sôi động với phong trào xây dựng NTM, xóa nhà tranh tre dột nát; nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (năm 2001); khởi công cảng Vũng Áng và khánh thành bến cảng I (năm 2002), cùng với hàng nghìn km giao thông nông thôn và hoàn thiện bê tông hóa kênh mương nội đồng gắn với chuyển đổi sản xuất nông nghiệp...

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2006-2010, Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với quá trình đô thị hóa. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,5% (giai đoạn 2001-2005 là 8,6%/năm). GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/người. Cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 18,7% (giai đoạn 2001-2005 là 15,7%).

Thu hút và triển khai đầu tư một số dự án trọng điểm có quy mô quốc gia, từng bước hình thành trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của khu vực và cả nước tại Khu kinh tế Vũng Áng với các sản phẩm chủ lực là gang thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu, cảng biển nước sâu, công nghiệp phụ trợ. Một số công trình, dự án từng bước đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh...

3

Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng kết nối liên vùng trong tỉnh và tỉnh Nghệ An. Đây là 1 trong những tuyến đường “hậu cần” cho phát triển KKT Vũng Áng.

Từ năm 2010-2015, kinh tế Hà Tĩnh phát triển toàn diện, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 18%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng, vượt 9 triệu đồng so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân tăng 38,3%. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo từ 66,43% (năm 2010) lên 69,69% (năm 2015).

Khu kinh tế Vũng Áng được tập trung đầu tư, phát triển nhanh, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhiều dự án lớn được triển khai thực hiện, từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nặng và cảng biển, với các sản phẩm chủ lực, có quy mô lớn là gang thép, nhiệt điện, dịch vụ cảng biển, khẳng định vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, của khu vực và cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh năng lượng, an ninh ngành thép của quốc gia.

4

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.

Từ năm 2016-2020, trước những thời cơ và vận hội mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được kết quả quan trọng và khá toàn diện. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 4,55%, công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,4 lần so với năm 2015; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng từ 39,7 triệu đồng lên 62,1 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 38,8 triệu đồng.

5

Formosa Hà Tĩnh góp phần quan trọng tăng thu ngân sách, phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đồng Anh

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp năm 2020 còn 16,29%, công nghiệp - xây dựng 40,49%, dịch vụ 43,22%. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; năng suất lao động bình quân tăng 11,1%/năm. Tổng thu ngân sách năm 2020 đạt 10.126 tỷ đồng, bằng 80% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, thu nội địa chiếm 69,81%; thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 20,66% và thu khác chiếm 9,53%, tăng 27,75%. Giai đoạn 2010-2020, Hà Tĩnh vận động, thu hút được trên 230 chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị giải ngân đạt gần 17,3 triệu USD.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị được triển khai đồng bộ, bài bản. Đến hết năm 2019, đã sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, hình thành 34 xã mới, giảm 46 xã. Toàn tỉnh hiện có 216 xã, phường, thị trấn, các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập hoạt động ổn định.

6

Một góc huyện NTM Cẩm Xuyên - địa phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2021.

Từ năm 2021 đến nay, giai đoạn đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của tình hình lũ lụt cuối năm 2020, cùng với đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống Nhân dân, SXKD và phát triển KT-XH.

Tuy vậy, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, tạo chuyển biến tích cực trong các cơ sở Đảng. Tỉnh đã tập trung xây dựng, ban hành các nghị quyết chuyên đề quan trọng để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tỉnh đã lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao (99,86%).

KT-XH ngày càng phát triển. Thu ngân sách năm 2021 đạt gần 17.000 tỷ đồng, vượt gần 40% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Thu ngân sách quý I/2022 đạt 5.769 tỷ đồng, bằng 35% dự toán tỉnh giao, tăng 52% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh hiện có 173/182 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ trên 95% (cả nước đạt 63,5%); 44 xã nâng cao (cả nước có 305 xã); 3 xã kiểu mẫu (Hương Trà, Tượng Sơn, Tùng Ảnh); 9/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đạt kết quả khá.

7

Đại diện sàn thương mại điện tử Voso.vn (thuộc Công ty CP Bưu chính Viettel) tại Hà Tĩnh ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch với các hợp tác xã trên địa bàn huyện Hương Khê.

Hà Tĩnh đã thu hút được 55 dự án đầu tư, bao gồm 54 dự án trong nước và 1 dự án đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ triển khai...

Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả khả quan. Tỉnh chủ động phòng chống, kiềm chế và kiểm soát tốt dịch COVID-19 với những cách làm linh hoạt, sáng tạo.

QPAN được giữ vững, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện được củng cố, xây dựng ngày càng vững chắc, tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH, hợp tác đối ngoại, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

(Còn nữa)

Nguồn tin: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 20:44 CN: mây đen u ám
mây đen u ám
16.83
°C
Độ ẩm: 80 %
Gió: 2.73 m/s
22/12
mây đen u ám
16.83°
16.83°
23/12
mây đen u ám
19.56°
19.56°
24/12
mây đen u ám
17.73°
17.73°
25/12
mây đen u ám
18.19°
18.19°
26/12
mưa nhẹ
17.6°
17.6°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay33,692
  • Tháng hiện tại635,708
  • Tổng lượt truy cập21,169,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây