Đoàn gồm các đồng chí Thường trực HĐND, UBMTTQ, Hội Nông dân huyện và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp, Văn phòng Nông thôn mới huyện; Đoàn do đồng chí Trần Thị Hồng Vững - HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện làm trưởng đoàn; Đoàn tiền hành giám sách chính sách hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2020-2022 tại 2 đơn vị, cụ thể giám sát thực hiện cơ chế, chính sách quy định tại tại điểm d, mục 2, Điều 4, Mục I, Chương II các chính sách, cơ chế hỗ trợ cụ thể của Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND Hội đồng nhân dân tỉnh; tại mục 2, Điều 4, Mục 1, chương II các chính sách cụ thể của Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND Hội đồng nhân dân tỉnh; tại mục 1, Điều 4, Mục 1, chương II những quy định cụ thể của Nghị quyết 39/2021/NQ-HĐND Hội đồng nhân dân huyện trong giai đoạn 2020 -2022 và các chính sách hộ trợ của địa phương.
Đoàn đi tại hộ (Đức Lĩnh)
Quá trình giám sát đoàn đã tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, cùng những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó nêu lên các kiến nghị và đề xuất. Đối tượng giám sát của đoàn là Ủy ban nhân dân xã Quang Thọ, Đức Lĩnh và các tổ hợp tác/ hộ dân tham gia; Đoàn đã tiền hành giám sát tại 2 đơn vị: tại các buổi giam sát đoàn đã giám sát thông qua báo cáo và kiểm tra hồ sơ và thông qua ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên và tại một số tổ, hộ được hưởng chính sách hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã; Giám sát trực tiếp tại tại các tổ THT sản xuất cam VietGAP, các hộ gia đình tại các xã Đức Lĩnh và Quang Thọ và làm việc với các chính quyền địa phương.
Qua các buổi giám sát, đồng chí Trần Thị Hồng Vững - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Trưởng đoàn công tác đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của UBND các xã được giám sát trực tiếp; Đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn vào các nội dung tập trung vào các nội dung chính như: Hướng dẫn ứng dụng quy trình về sản xuất theo hướng VietGAP; Nhận thức được các mối nguy an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm trồng trọt; quản lý thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất theo tiêu chuẩn VietGAP; Cách thức ghi chép sổ nhật ký sản xuất VietGAP. Đồng thời, hiểu rõ về lợi ích của việc sản xuất theo quy trình VietGAP đối với xã hội, người sản xuất, người tiêu dùng và khuyến khích các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đánh giá chứng nhận mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… Công tác tuyên truyền được thể hiện dưới nhiều hình thức như: Thông qua hội nghị, tập huấn, họp thôn, xóm, sinh hoạt chi hội, chi đoàn, trên các trang mạng nhóm zalo, facebook, cổng thông tin điện từ, các tin bài phát trên loa hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn, xóm, qua hội nghị đối thoại với nhân dân; Đồng thời đã triển khai khá kịp thời các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện, các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách quyết liệt kịp thời, đã cụ thể hóa vào tình hình thực tiến tại địa phương thông qua việc ban hành công văn, hướng dẫn… phát huy tốt công tác phối hợp các ngành liên quan từ đó Ủy ban nhân dân xã đã hấp thu tốt các chính sách đặc biệt là chính sách hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại như: Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo tại các tổ, hộ còn chưa được chú trọng; Chính sách hỗ trợ theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2020 và 2021 khá tốt, nhưng đến năm 2022 do cơ chế khó thực hiện do chính sách cơ chế hấp thu thấp hơn rất nhiều do với Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh; Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được chú trọng nhưng việc duy trì gặp nhiều khó khăn (giá cả cam giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và các hộ sản xuất không theo VietGAP chưa có sự chênh lệch rõ nét); Vẫn còn những trường hợp bị tiểu thương, doanh nghiệp ép giá, khiến giá cam không ổn định; Mặt khác, cam sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap đưa vào tiêu thụ ở siêu thị không nhiều, phần lớn sản lượng cam phải tiêu thụ ở các đầu mối chợ, chợ dân sinh... Đồng thời, Đoàn giám sát đề nghị UBND các xã tiếp thu các ý kiến Đoàn giám sát đã trao đổi, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế, tiếp tục thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện đúng quy định để việc hấp thu chính sách có hiệu quả, bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa của chính sách trong thực hiện cơ chế hỗ trợ của nhà nước về phát triền các mô hình nông nghiệp, nông thôn mới tới người dân, tập huấn cho các đối tượng thụ hưởng chính sách để tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.