Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 454 – KL/HNDTW

Thứ năm - 23/03/2023 04:34
Chiều ngày 23/3/2023, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 454 – KL/HNDTW ngày 6/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân trong thời gian tới”. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực truyến đến 63 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Cao Xuân Thu Vân – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Tại điểm cầu Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh có đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đồng chí Hoàng Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, cùng đại diện một số ban, ngành cấp tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng phòng dịch vụ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân.
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh
Tại hội nghị, đồng chí Trương Xuân Quý – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn Trung ương Hội đã báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Trung tâm). Báo cáo cho biết, một số Trung tâm đã chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân như: cung ứng phân bón, giống cây, giống con; tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; mở rộng diện tích, xây dựng trụ sở khang trang, xây dựng đề án bổ sung viên chức làm việc tại Trung tâm… Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số hạn chế, như: chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn Trung ương Hội với Trung tâm Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành phố; một số Trung tâm thiếu cơ sở vật chất để hoạt động; từ khi thực hiện sáp nhập các Trung tâm và đổi tên gọi, đã mất đi chức năng dạy nghề của các Trung tâm…
Cua hang
Đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm Cửa hàng Nông sản an toàn tại thị xã Kỳ Anh năm 2022
Đối với Trung tâm Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 16 người, trong đó có 12 viên chức và 4 hợp đồng dài hạn; có 2 phòng chuyên môn (phòng Hành chính và Giới thiệu việc làm, phòng Dịch vụ và Hỗ trợ nông dân). Hiện nay Trung tâm đang phối hợp với trên 19 đơn vị, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động tư vấn, cung ứng dịch vụ hỗ trợ nông dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã trao đổi các nội dung liên quan về hoạt động của các cửa hàng trưng bày, quảng bá, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu (gọi là Cửa hàng Nông sản an toàn). Đồng chí cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 27 Cửa hàng Nông sản an toàn (sau đây gọi tắt là cửa hàng) do Hội Nông dân các cấp trực tiếp hoặc phối hợp xây dựng, các cửa hàng đã có ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã; có những đơn vị có từ 3 - 5 cửa hàng như huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, thành phố Hà Tĩnh. Mỗi cửa hàng thường xuyên trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ trên 100 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. Các cửa hàng kết nối tiêu thụ sản phẩm qua 4 hình thức: trực tiếp tại các cửa hàng, qua mạng xã hội (zalo, facebook), qua các sàn thương mại điện tử Postmart.vn, hatinhtrade.com.vn và thông qua hỗ trợ cửa hàng tham gia các lễ hội, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh. Bình quân doanh thu các cửa hàng đạt 120 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh những thuận lợi, việc xây dựng và phát triển các cửa hàng gặp một số khó khăn. Đó là, giá bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu thường cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 10% đến 20%, trong khi đó người tiêu dùng thường có tâm lý quan tâm giá bán, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nằm ở nhiều địa phương khác nhau, dẫn đến quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa khó khăn, phát sinh thêm các chi phí. Trong khi đó, Trung tâm Hỗ trợ nông dân là đơn vị được giao đầu mối thực hiện lại chưa được trang bị phương tiện vận chuyển. Lợi ích kinh tế mang lại từ tiêu thụ các nông sản thường thấp hơn các sản phẩm khác, nên vận động các tổ chức, cá nhân phối hợp mở các cửa hàng nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn. Cá biệt có một số ít cửa hàng sau một thời gian hoạt động đã chuyển sang hoạt động với mục đích khác. Khách hàng tiềm năng cho sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc sản địa phương phần lớn là khách du lịch, tuy nhiên du lịch Hà Tĩnh chưa phát triển bằng nhiều tỉnh, thành phố khác.
454 2
Các đại biểu tại điểm cầu Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh 
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã nêu lên một số kinh nghiệm trong xây dựng các cửa hàng. Một là, quan tâm phối hợp với các ngành liên quan đề xuất với tỉnh, huyện ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Hà Tĩnh hiện đang có chính sách hỗ trợ một lần tối đa 50% các nội dung: chi phí thuê mặt bằng 4 triệu đồng/tháng (tối đa 24 tháng), đầu tư mới 150 triệu/điểm có diện tích từ 50m2 trở lên. Hai là, lựa chọn tổ chức, cá nhân phối hợp xây dựng các cửa hàng phải có năng lực về vốn, ưu tiên đã có địa điểm nhằm giảm chi phí đầu tư, có nhiều mối quan hệ tốt, có kỹ năng bán hàng và sử dụng tốt mạng xã hội. Ba là, đa dạng các sản phẩm, hình thức kết nối tiêu thụ, nhưng quan trọng là phải xây dựng được cho cửa hàng một số sản phẩm đặc trưng, chủ lực nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng đến với cửa hàng. Bốn là, các sản phẩm trước khi đưa vào các cửa hàng phải được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, thực hiện đầy đủ các quy định về mẫu mã, hạn sử dụng, niêm yết giá, chứng nhận về an toàn thực phẩm, mã QR Code. Năm là, giao chỉ tiêu thi đua hằng năm về xây dựng cửa hàng nông sản an toàn cho Hội Nông dân cấp huyện. Phân công những cán bộ Hội có lượng tương tác lớn trên mạng xã hội thường xuyên đăng tải thông tin về hoạt động và các sản phẩm của các cửa hàng nhằm tạo hiệu ứng, có sức lan tỏa lớn. Cửa hàng phải làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, xây dựng được lượng khách hàng tích cực, thường xuyên mua hàng. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nêu lên kiến nghị, đề xuất đối với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: quan tâm phân bổ thêm nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương cho vay thực hiện các dự án mở rộng quy mô hoặc xây dựng mới các cửa hàng nông sản an toàn tại các tỉnh. Hỗ trợ Hội Nông dân các tỉnh về đào tạo kỹ năng bán hàng trên không gian mạng, kỹ năng quản lý cửa hàng; hỗ trợ chi phí xây dưng Fanpage bán hàng cho các cửa hàng trên mạng xã hội nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố: tiếp tục quan tâm phối hợp, hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hà Tĩnh như: cam chanh, bưởi Phúc Trạch, các sản phẩm chế biến từ nhung hươu,.... đến người tiêu dùng các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tác giả bài viết: Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 19:52 T5: mây cụm
mây cụm
22.75
°C
Độ ẩm: 89 %
Gió: 0.7 m/s
31/10
mây cụm
22.75°
22.75°
01/11
mây cụm
22.07°
22.07°
02/11
mây đen u ám
19.8°
19.8°
03/11
mưa vừa
19.46°
19.46°
04/11
mưa cường độ nặng
19.54°
19.54°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại910,606
  • Tổng lượt truy cập19,574,529
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây