Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Sơn Tây

Thứ sáu - 29/03/2024 04:37
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất màu kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, thời gian qua xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn đã khai thác hiệu quả đất đai, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.​​
Hội viên Nông dân thôn Hoàng Nam thu hoạch chè búp
Hội viên Nông dân thôn Hoàng Nam thu hoạch chè búp
Xã Sơn Tây là địa bàn nằm về phía Tây của huyện Hương Sơn, với diện tích 12,5ha, tiếp giáp thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Kim 2, xã Sơn Lĩnh, xã Quang Diệm và xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang). Có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua (Quốc lộ 8A và Quốc lộ 281) và tuyến liên xã Tây - Lĩnh - Hồng; có sông Ngàn Phố chạy dọc từ đầu đến cuối xã. Toàn xã có 13 thôn, 2459 hộ, 8000 nhân khẩu, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Xã có 1.163 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 153,02 ha, đất trồng cây hàng năm 316,74 ha, đất trồng cây lâu năm 694,04 ha; đất lâm nghiệp 10.575,69 ha.
Trước năm 2010 các diện tích trên chủ yếu trồng các cây truyền thống chủ yếu là lạc, đậu, ngô, mỗi năm sản xuất được 2 vụ, một số diện tích tại các khu vực đất bãi bồi thấp trũng chỉ sản xuất được một vụ, năng suất của cây trồng không cao, trong khi đó người dân phải đầu tư công, chi phí nhiều, giá các sản phẩm nông nghiệp không ổn định nên đã ảnh hướng lớn tới đời sống của người dân; tình trạng bỏ hoang đất sản xuất ngày càng nhiều. Trước thực trạng đó Ban Thường vụ Đảng uỷ xã đã giao trách nhiệm cho Ban Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân xã tiến hành khảo sát lại các diện tích đất màu kém hiệu quả, tìm kiếm cây trồng phù hợp, đồng thời tăng cường công tác vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp.
BTV Hội Nông dân xã trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc chè
Qua quá trình khảo sát có trên 279ha đất màu hiệu quả kinh tế thấp, tập trung tại các thôn Trung Lưu, Kim Thành, Hà Chua, Hoàng Nam, Phố Tây, Cây Tắt, Tân Thuỷ. Song song với việc khảo sát diện tích Hội Nông dân xã đã tập trung tìm kiếm cây trồng mới để vận động người dân chuyển đổi, nhận thấy cây chè công nghiệp là loại cây trồng lâu năm, phù hợp với tất cả các vùng đất, trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 50 – 70 năm và cây chè đang là cây chủ lực mang lại thu nhập ổn định cho người dân tại xã Sơn Kim 2, đặc biệt cây chè được Xí nghiệp chè Tây Sơn bao tiêu từ cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đến thu mua sản phẩm cho người dân. Hội Nông dân xã đã tham mưu cho BTV Đảng uỷ ban hành Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ lực là cây chè công nghiệp, để vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi. Nhờ có sự tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và làm tốt công tác tuyên truyền, cuối năm 2010 toàn xã đã vận động chuyển đổi trồng được hơn 100ha chè tại thôn Trung Lưu, Hoàng Nam, Phố Tây; từ hiệu quả bước đầu sau 2 năm trồng đến năm 2013 xã tiếp tục vận động các thôn còn lại mạnh dạn thực hiện dồn điền, đổi thửa để trồng chè công nghiệp. Đến cuối năm 2023 toàn xã có 290 ha chè công nghiệp, trong đó cho thu hoạch trên 279 ha, thu hoạch được 5.022 tấn búp, giá trị trên 30 tỷ đồng.
Mô hình trồng ớt cay của hội viên Đỗ Thị Thơ 
Từ hiệu quả của của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại từ cây chè, hàng năm Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng cây trồng vật nuôi huyện tiếp tục vận động hội viên nông dân mạnh dạn trong việc đưa các giống cây mới vào sản xuất, như trồng cây ớt cay, ngô ngọt có liên kết với công ty CP TPXK Đồng Giao. Trong đó cây ngô ngọt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô lấy hạt gấp 3 lần. Ưu điểm khi trồng ngô ngọt là người dân có thể rút ngắn được thời vụ, không tốn công vận chuyển, phơi khô, được công ty đến tận nơi thu mua sản phẩm; đây là hướng đi mới mà trong thời gian tới xã sẽ tuyên truyền người dân mở rộng diện tích để tăng thu nhập cho người dân.
 
Phối hợp kiểm tra Ngô ngọt tại xứ đồng Khe Náp, thôn Trung Lưu
Bên cạnh việc vận động chuyển đổi cây trồng, Hội Nông dân xã còn chú trọng việc tuyên truyền người dân mạnh dạn đầu tư đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất, thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, giới thiệu các giống cây mới, vận động người dân sản xuất đúng thời vụ. Kết quả năm 2023 tổng diện tích đã gieo trồng các loại cây lương thực đạt 359ha, tổng sản lượng đạt 2076,7tấn, đạt 108,85% kế hoạch, tăng 48 tấn so với năm 2022.
Hội Phối hợp tổ chức hội thảo đầu bờ giống ngô 7328
 
Hội Nông dân xã Phối hợp đánh giá năng suất năm 2023
Với những kết quả đạt được trong công tác vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới Hội Nông dân xã Sơn Tây tiếp tục phát huy tốt vai trò tham mưu, hỗ trợ cho hội viên, nông dân trong việc tiếp cận các ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây con vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguồn tin: Nguyễn Lê Duy - Chủ tịch Hội Nông dân xã.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 14:55 T2: mây đen u ám
mây đen u ám
15.81
°C
Độ ẩm: 86 %
Gió: 1.84 m/s
23/12
mây đen u ám
15.81°
15.81°
24/12
mây rải rác
13.74°
13.74°
25/12
mây đen u ám
17.33°
17.33°
26/12
mưa nhẹ
17.39°
17.39°
27/12
mưa nhẹ
16.34°
16.34°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay38,584
  • Tháng hiện tại663,500
  • Tổng lượt truy cập21,197,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây