Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Hiệu quả mô hình trồng cam từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Thứ sáu - 15/11/2024 05:26
Nhiều năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã “tiếp sức” cho nhiều hộ hội viên nông dân có thêm điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và từng bước nâng cao thu nhập. Tại huyện Vũ Quang trong vài năm lại đây, mô hình trồng cam chanh đã duy trì và phát triển bền vững, đặc biệt có nhiều hội viên đã được tiếp sức từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó tiêu biểu có hộ chị Đoàn Thị Tú ở Chi hội thôn 2, xã Quang Thọ.
Hiệu quả mô hình trồng cam từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Đi theo con đường mòn Hồ Chí Minh rẽ phải qua cầu treo gần 1,5 km, chúng tôi đến với trang trại của gia đình chị Đoàn Thị Tú. Từ xa nhìn lại, chúng tôi nhận thấy bởi vườn cam được trồng ngay ngắn; những chùm quả to, vàng óng xen giữa màu lá xanh bóng khỏe cho thấy đây là một mùa vụ được dày công chăm sóc và cho năng suất cao. Những ngày trong tháng 11 này, gia đình chị Tú như trở nên bận bịu hơn với việc vừa chăm sóc vườn  thu hoạch cam để kịp phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo chị Tú chia sẻ, gia đình chị có truyền thống làm lâm nghiệp nên chị gắn bó với đất rừng, đất đồi hàng chục năm nay. Năm 2018, gia đình chị bắt đầu làm kinh tế trang trại với các giống cây truyền thống của địa phương như bưởi, vải, nhãn... Những năm gần đây, những giống cây này không còn phát huy hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh cao, giá cả không ổn định. Sau rất nhiều ngày suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở chị bàn bạc với gia đình và quyết định chuyển hướng sang trồng cam. Năm 2020, gia đình chị đến những trang trại cam lớn trong và ngoài huyện để thăm quan mô hình, mua cây giống, học tập kinh nghiệm kỹ thuật trồng trọt và chính thức bắt tay vào trồng cam chanh.
Năm đầu bắt tay vào trồng cam chanh, do chưa nắm vững về kỹ thuật nên gia đình chị Tú cũng gặp không ít khó khăn. Chị Tú cho biết, cam chanh là loại cây ăn quả khó tính nên người trồng phải chăm sóc rất công phu, cần phải áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt. Cây thường hay mắc các bệnh như bọ đỏ, rệp lá, vẽ bùa, vàng lá gân xanh, thối rễ... nên người làm vườn phải sát sao từng cây, theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết. Mặt khác, mỗi năm cây cam chanh chỉ ra quả một lần, nên việc nắm bắt thời điểm cho cây ra quả theo ý muốn rất khó khăn. Đến nay, chị Tú đã kiểm soát được tất cả các bệnh của cam, vào những chu kỳ quan trọng của cây, chị thường xuyên tiếp cận các nhà vườn có uy tín, trung tâm chuyển giao, các cấp hội nông dân trao đổi vận dụng thực triển để xử lý nhằm cho hiệu quả cao nhất.
  

Đến nay, trên diện tích trồng cam chanh hơn 1,5 ha, gia đình chị Tú đã trồng được 750 gốc cam chanh cho thu hoạch ổn định và một số loại cây trồng khác như mít, gỗ sưa... Để trang trại phát huy hiệu quả cao nhất và mang lại giá trị thương hiệu lâu dài, gia đình chị Tú không tiếc công sức dồn vào trang trại. Cùng với yếu tố năng suất cây trồng, vấn đề an toàn sản phẩm được gia đình chị Tú hết sức chú trọng. Trước thực trạng thực phẩm mất an toàn do người trồng, người buôn bán sử dụng nhiều chất hóa học, chất kích thích khiến người tiêu dùng e dè, mất niềm tin, gia đình chị lựa chọn hướng trồng trọt an toàn. Mỗi năm chị sử dụng hàng tấn phân  chuồng, phân hữu cơ bón cho cây và chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học theo đúng quy trình kỹ thuật. Đây là bí quyết để cam của gia đình chi Tú cho quả ngon ngọt, bóng đẹp, an toàn, được thị trường chấp nhận. Từ chỗ người tiêu dùng tự giới thiệu cho nhau, thương hiệu cam chanh của gia đình chị Đoàn Thị Tú được nhiều người biết đến, có nhiều thời điểm cam không đủ để cung cấp. Các thương lái từ gần đến xa... đến thu mua tận vườn với giá 27.000đ/kg đến 35.000 đ/kg mà không cần phải mang bán ngoài chợ. Dịp cuối tuần, trang trại cam chanh của gia đình chị Tú càng bận rộn bởi khách hàng đến tham quan, tự hái trái cam và ăn tại vườn mà không phải e ngại vấn đề vệ sinh thực phẩm.
Không chỉ chú ý đến khâu chăm sóc để vườn cam ngon, đẹp, đem đến cho người tiêu dùng những trái cây an toàn, chị Tú còn được biết đến là một người rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế. Nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu cảnh đặc sản như: cam chanh. Vì vậy, năm nay chị Tú tiếp tục trồng thêm 200 cây cam chanh để duy trì trang trại bền vững. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình còn luôn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho các hội viên nông dân trên địa bàn để cùng phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Qua thăm nắm thực tế mô hình và trên nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, năm 2021 Hội Nông dân xã Quang Thọ đã đề xuất với Hội Nông dân huyện cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương với số tiền 450 triệu đồng, thời gian vay 36 tháng cho 10 hộ tham gia xây dựng mô hình trồng và chăm sóc cây cam. Mô hình được thực hiện trên 2.500 cây cam. Số tiền vay vốn 45 triệu đồng/hộ, trong đó có hộ chị Tú đã được tiếp cận và đã giúp các hộ có thêm nguồn vốn để đầu tư trồng và chăm sóc cam đạt chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ tham gia dự án đều đâu tư vốn vào sản xuất trong cùng thời điểm để nâng cao giá trị sản phẩm và cùng ứng dụng các kỹ thuật cũng như phòng trừ dịch bệnh, sâu hại cho cây trồng.
 

Từ hiệu quả của mô hình trồng cam chanh theo hướng an toàn, trong những năm tới, gia đình chị Tú tiếp tục đầu tư kỹ thuật, phát triển vườn cam chanh cho năng suất, sản lượng cao hơn, đồng thời đầu tư mở rộng các loại cây con khác. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng cường niềm tin cho khách hàng, mang hiệu hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững thì việc xây dựng, phát triển trang trại theo hướng VietGAP, hữu cơ là điều gia đình chị Đoàn Thị Tú đang hướng đến.
Ông Lê Văn Lục, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Thọ cho biết: Nguồn vốn vay không nhiều, nhưng thực sự có ý nghĩa giúp hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế. Trong quá trình bình xét cho vay, Hội Nông dân xã tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu tham gia vay vốn, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn.
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã và đang giúp hội viên nông dân trong xã đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân; thu hút nông dân tham gia vào tổ chức Hội, làm nòng cốt cho phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Tác giả bài viết: Trần Thương - HND xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 06:47 T3: mây đen u ám
mây đen u ám
22.34
°C
Độ ẩm: 88 %
Gió: 0.9 m/s
03/12
mây đen u ám
22.34°
22.34°
04/12
mây cụm
21.82°
21.82°
05/12
mây đen u ám
22.43°
22.43°
06/12
mưa nhẹ
22.48°
22.48°
07/12
mưa nhẹ
17.99°
17.99°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay27,715
  • Tháng hiện tại105,006
  • Tổng lượt truy cập20,638,729
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây