Khảo sát quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao tại phường Kỳ Phương
Thứ hai - 12/08/2024 06:59
Thực hiện đề án phát triển kinh tế đô thị của phường Kỳ Phương giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo; Thông báo kết luận của cấp ủy, chính quyền tại hội nghị giao ban thường kỳ tháng 8; ngày 08/8/2024, Thường trực Hội Nông dân phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh tổ chức buổi khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển cây trồng chủ lực tại địa phương (cây kiệu, cây hành tăm) và các trang trại chăn nuôi, các mô hình kinh tế tại địa bàn tổ dân phố Hồng Hải. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lê Ngọc Sơn - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND phường, ban cán sự tổ dân phố Hồng Hải và các chủ mô hình kinh tế.
Trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, chính vì vậy đã mang lại những kết quả tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của phường Kỳ Phương. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu, giải quyết việc làm cho hội viên nông dân. Thực hiện đề án phát triển kinh tế đô thị của phường Kỳ Phương, Hội Nông dân phường đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân tổ dân phố Hồng Hải mạnh dạn xóa bỏ các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất sản lương và giá thành thấp để chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, ít rủi ro trong sản xuất, phù hợp với điều kiện nhân lực của địa phương đó là cây kiệu và hành tăm, kết hợp chăn nuôi xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Kết quả khảo sát diện tích sản xuất, chăn nuôi năm 2024 cho thấy định hướng trồng cây công nghiệp ngắn ngày và xây dựng các mô hình kinh tế trang trại tại địa phương là một hướng đi đúng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.Định hướng chuyển đổi cây công nghiệp ngắn ngày có giá trịnh kinh tế cao và xây dựng mô hình kinh tế trang trại là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ mạng lại hiệu quả kinh tế cho từng gia đình hội viên nông dân mà có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nông nghiệp, đô thị. Thu nhập từ cây kiệu và hành tăm kết hợp chăn nuôi vượt trội hơn hẳn so với các mô hình khác, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đô thị, chuyển đổi các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao. Khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên canh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nông sản. Đồng thời, việc sản xuất tập trung thu hút được một lực lượng ngoài độ tuổi lao động tham gia vào sản xuất, góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể còn có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đây cũng là căn cứ đề tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương có sự quan tâm hơn về cơ chế, chính sách hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững./.