Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 02/05/2023 06:31
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN), năm 2022 diễn ra không khốc liệt như những năm trước, không có cơn bão, áp thấp nhiệt đới nào đổ bộ trực tiếp vào khu vực Hà Tĩnh; nắng nóng kết thúc sớm, cường độ không gay gắt và kéo dài; không khí lạnh hoạt động sớm với tần suất nhiều hơn, rét đậm, rét hại xảy ra ít và chủ yếu vào thời kỳ tháng 2/2022; các hiện tượng thiên tai như lốc, sét, bão, lũ xảy ra ít hơn so với những năm trước đây; tuy nhiên do ảnh hưởng hoàn lưu của bão, áp thấp nhiệt đới và hình thái bất lợi của thời tiết đã gây ra một số đợt mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng chí Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh đưa ra một số dự báo về tình hình thời tiết năm 2023
Đồng chí Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh đưa ra một số dự báo về tình hình thời tiết năm 2023
Trong năm 2022 toàn tỉnh đã xảy ra 7 đợt mưa lớn, riêng đợt mưa từ đêm 27 đến sáng ngày 30/9 đã làm gần 2.000 nhà dân ngoài đê La Giang bị ngập sâu từ 1-3m. Trong năm Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng 31 đợt không khí lạnh, nhưng cường độ không mạnh, nền nhiệt độ chỉ ở ngưỡng rét; riêng tháng 2 và tháng 12 xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại thời gian chỉ kéo dài khoảng 4-5 ngày/1 đợt. Nắng nóng xuất hiện sớm (26/3) và kết thúc sớm so với trung bình những năm trước (04/8), có 10 đợt nắng nóng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc, sét và gió giật mạnh xảy ra ít hơn những năm trước, trong năm chỉ xuất hiện 02 đợt lốc sét. Tổng lượng mưa năm các khu vực phổ biến 2.315 mm đến 2.921 mm, cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%, nhưng thấp hơn năm 2021 từ 25 - 40%. Mực nước các hồ chứa đến 31/12/2022 cơ bản đạt và bằng cao trình mực nước thiết kế, đảm bảo đủ nước để phục vụ sản xuất và dân sinh. Trên vùng biển Hà Tĩnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn trên biển của của 17 phương tiện, làm chết 6 người và làm hư hỏng tàu thuyền.
Thiên tai năm 2022 đã làm 02 người chết do sét đánh (01 người ở huyện Can Lộc và 01 người ở huyện Thạch Hà); 02 người bị thương do mưa lũ (ở huyện Hương Khê); 162 ha diện tích hoa màu, 187 ha cây trồng hàng năm, 15 ha diện tích cây ăn quả tập trung bị ngập, hư hỏng nặng; 2.016 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; một số công trình phòng chống thiên tai và cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, điện lực) bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 220 tỷ đồng.
Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, năm 2022 UBND tỉnh đã ban hành các quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy các công trình trọng điểm; thành lập các đoàn kiểm tra; giao chỉ tiêu nhiệm vụ PCTT và TKCN và tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ huy. Kịp thời ban hành chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đê điều, sẵn sàng chống lũ và công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ; chỉ thị về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các cấp, các ngành đã xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các phương án ứng phó với thiên tai; phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án sơ tán dân; phương án đảm bảo an toàn giao thông, cứu hộ cứu nạn, hậu cần, phương án hộ đê, an toàn hồ chứa…
Trước các diễn biến của thiên tai, UBND tỉnh ban hành 02 Công điện; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành 11 Công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Đợt mưa lũ do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4, UBND tỉnh đã thành lập 4 đoàn do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với mưa lũ tại 13/13 huyện, thành phố, thị xã và một số công trình trọng điểm. Lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng tổ chức thường trực với 100% quân số sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi tình huống xảy ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 có mặt hạn chế, như: chưa có các phương tiện đủ điều kiện để tiếp cận, ứng cứu, nhất là tai nạn tàu thuyền trên biển. Một số công trình phòng chống thiên tai như hồ đập, đê điều sau thời gian vận hành sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp, tiềm ẩn rủi ro cao nhưng chưa có kinh phí để khắc phục, sữa chữa đảm bảo an toàn. Lực lượng làm công tác tham mưu về phòng chống thiên tai một số địa phương tính chuyên nghiệp chưa cao…
Từ những kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế, năm 2023, Ban Chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh đề ra các nhiệm vụ: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng chống thiên tai đã được phân bổ kinh phí, nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa, lũ năm 2023. Tổ chức đánh giá thực trạng các cơ sở, hạ tầng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý, từ đó bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhất là các hồ có nguy cơ mất an toàn cao. Phối hợp với Ban Quản lý dự án thủy lợi 4 - Bộ NN&PTNT sớm triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hồ Kẻ Gỗ. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai ở cấp cơ, tăng cường, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm, chính xác, cụ thể; củng cố mạng lưới thông tin liên lạc từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống…
            

Tác giả bài viết: Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 11:39 T7: mây đen u ám
mây đen u ám
15.4
°C
Độ ẩm: 85 %
Gió: 2.01 m/s
21/12
mây đen u ám
15.4°
15.4°
22/12
mây đen u ám
16.17°
16.17°
23/12
mây đen u ám
15.93°
15.93°
24/12
mây thưa
14.33°
14.33°
25/12
mây đen u ám
17.96°
17.96°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay32,773
  • Tháng hiện tại588,148
  • Tổng lượt truy cập21,121,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây