Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Hà Tĩnh bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết

Chủ nhật - 20/03/2022 22:34
Hà Tĩnh đặt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu duy trì trạng thái bình thường mới trên toàn tỉnh.
Hà Tĩnh đặt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân trong công tác phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn mới
Hà Tĩnh đặt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân trong công tác phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn mới

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, ngày 18/3/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch số 64/KH-UBND, thay thế Kế hoạch số 466/KH-UBND ngày 5/12/2021.

Quan điểm mà kế hoạch đưa ra là bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, vận dụng phù hợp với tình tình dịch bệnh trên toàn quốc và của tỉnh; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; không gây ách tắc trong lưu thông, sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an... đồng thời huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng trong xã hội.

Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự.

106d5184520t8652l0 129d1213947t50528l0

UBND tỉnh yêu cầu, trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an... đồng thời huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng trong xã hội.

PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH

Việc phân loại cấp độ dịch sẽ theo 4 cấp: cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 - nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Phạm vi đánh giá cấp độ dịch ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn.

Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch dựa trên tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin; đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Cách xác định các tiêu chí theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ Y tế. Có 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm: nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng.

a) Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian

* Chỉ số 1a. Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (viết gọn là tỷ lệ ca mắc mới, thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm).

Tỷ lệ ca mắc mới được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: <90; mức 2: 90 đến dưới 450; mức 3: 450 đến 600; mức 4: >600).

* Chỉ số 1b. Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người (viết gọn là tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy, thuộc nhóm chỉ số mức độ lây nhiễm).

Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy được phân theo 4 mức độ (mức 1: < 1; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40).

Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã.

* Chỉ số 1c. Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân (viết gọn là tỷ lệ ca tử vong).

Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã.

Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.

b) Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin

* Chỉ số 2a. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên địa bàn (viết gọn là Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm).

Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá.

Chỉ số 2a được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

* Chỉ số 2b. Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã (viết gọn là Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm).

Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.

Chỉ số 2b được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

* Chỉ số 3a. Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã (viết gọn là Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc, thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: <200).

* Chỉ số 3b. Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện/100.000 dân tại thời điểm đánh giá (viết gọn lại là Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống, thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10).

Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện.

* Chỉ số 3c. Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân (viết gọn là Tỷ lệ giường điều trị tích cực, thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Yêu cầu tỷ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.

Chỉ số 3c được sử dụng để hiệu chỉnh mức độ đáp ứng trên địa bàn cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu chỉ số này không đạt mức tối thiểu (4/100.000) thì phải giảm mức độ đáp ứng của tuyến xã xuống một mức độ (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

Về cách xác định cấp độ dịch, tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1 là xác định mức độ lây nhiễm (4 mức). Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 2 chỉ số (1a, 1b) của Tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của 2 chỉ số (2a, 2b) của Tiêu chí 2 được liệt kê theo bảng dưới đây:

Sau đó kết hợp với chỉ số 2a và 2b; nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số 2a, 2b không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4).

Bước 2 là xác định khả năng đáp ứng. Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của 2 chỉ số 3a, 3b của Tiêu chí 3 và được hiệu chỉnh của chỉ số 3c của Tiêu chí 3 được liệt kê theo bảng dưới đây:

106d5164851t2978l9 2

Sau đó kết hợp với chỉ số 3c; nếu chỉ số 3c không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

Bước 3 là xác định cấp độ dịch. Cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1c của Tiêu chí 1, theo bảng 3 dưới đây:

106d5164902t2168l2 3

Sau khi tính được cấp độ dịch ở địa bàn cấp xã theo bảng 3 cần sử dụng chỉ số 1c trong tiêu chí 1 để hiệu chỉnh và xác định cấp độ dịch. Nếu chỉ số 1c vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ 4).

CÁC BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN

Về chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19, để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, trước hết, các địa phương, đơn vị cần xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn. Cùng đó là tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19.

106d5184702t2233l1 70d0174818t90806l0

Cán bộ y tế kiểm tra tình hình sức khỏe F0 cách ly, điều trị tại nhà ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên).

Nâng cao năng lực thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân các tuyến nhất là tuyến cơ sở. Tập huấn và thực hiện phân loại, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp của Bộ Y tế, tránh tình trạng dồn lên bệnh viện tuyến trên gây quá tải. Rà soát, chủ động tăng cường năng lực hệ thống y tế; có kế hoạch rõ ràng với các kịch bản cụ thể, không để bị động. Tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe. Đảm bảo không bỏ sót việc cung cấp oxy y tế, chuyển tuyến kịp thời cho người thuộc nhóm nguy cơ tăng nặng, tử vong, người khó tiếp cận khi theo dõi tại nhà. Xây dựng hệ thống chuyển tuyến đảm bảo sự tiếp cận của mọi người dân.

Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn. Trong đó, việc xét nghiệm được thực hiện bằng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp xét nghiệm khác nhau để phát hiện SARS-CoV-2; việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch sẽ do Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương để quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gen các trường hợp có dấu hiệu bất thường; không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân khi di chuyển trong nước.

Về cách ly y tế, đối với người người tiếp xúc gần (F1), người nhập cảnh: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện tiêm đủ mũi phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Rà soát, lập danh sách các đối tượng nguy cơ, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại cho tất cả các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.

Về điều trị F0: thực hiện theo các hướng dẫn phân tuyến, phân tầng của Bộ Y tế. Đối với công tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tại các cơ sở giáo dục đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương.

106d5185200t1347l10 133d3203048t61381l0

Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, lập danh sách các đối tượng nguy cơ, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại cho tất cả các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở: Y tế, GTVT, Công thương, TT&TT, GD&ĐT, Nội vụ, VH-TT&DL, KH&ĐT, Tài chính cùng các ngành: Công an, Bộ đội Biên phòng; UBND các huyện, thành phố, thị xã. Tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan phù hợp thực tế. Trong quá trình thực hiện, căn cứ điều kiện thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị, địa phương báo cáo, xin ý kiến BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại Kế hoạch này.

Kèm theo kế hoạch, UBND tỉnh cũng ban hành biện pháp phòng chống dịch áp dụng đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân.

Theo đó, đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, các biện pháp tương ứng với 4 cấp độ dịch áp dụng cho hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh), đường thủy nội địa, hàng hải; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp; hoạt động cơ quan, công sở; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; ứng dụng CNTT.

Đối với cá nhân, tuân thủ 5K; sử dụng các ứng dụng CNTT theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh); sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế...

Nguồn tin: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 20:09 T5: mưa nhẹ
mưa nhẹ
24.33
°C
Độ ẩm: 88 %
Gió: 0.68 m/s
28/03
mưa nhẹ
24.33°
26.32°
29/03
mây rải rác
32.58°
32.58°
30/03
bầu trời quang đãng
35.6°
35.6°
31/03
bầu trời quang đãng
36.43°
36.43°
01/04
bầu trời quang đãng
37.32°
37.32°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay23,198
  • Tháng hiện tại688,110
  • Tổng lượt truy cập14,152,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây