Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Không được chủ quan lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19

Thứ tư - 06/07/2022 06:06
Sáng ngày 5/7/2022, Ban Chỉ đạo quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Hội nghị được truyền trực tiếp tại 63 điểm cầu của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì tại điểm cầu Trung ương; tham dự tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương. Đồng chí Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và đồng chí Nguyễn Tuấn, quyền Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh. Tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các Phó Giám đốc, Trưởng phòng chức năng lien quan thuộc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh; đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì tại điểm cầu Trung ương
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì tại điểm cầu Trung ương
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến ngày 04/7/2022, tổng số ca mắc trên thế giới vượt 554 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực Châu Âu.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 9.014.374 ca mắc, 8.317.083 người đã khỏi bệnh, 10.693 ca tử vong. Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10.748.639 ca mắc, có 9.708.984 người khỏi bệnh, 43.087 ca tử vong. Từ ngày 15/3/2022 đến nay, cả nước ghi nhận 4.368.193 ca mắc, 1.610 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 0,04% đã giảm mạnh so với 3,5 tháng trước đó với tỷ lệ chết/mắc là 0,25%). Trong tháng 6 vừa qua, số mắc chững lại ở khoảng 600 - 700 ca mắc trong ngày; số trường hợp nặng, tử vong tiếp tục giảm. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh có 52.567 ca mắc. Riêng từ ngày 01/01/2022 đến nay, toàn tỉnh có 50.618 ca, trong đó điều trị khỏi bệnh 52.104 ca; tử vong 52 người (5 người tại Bệnh viện Nhiệt đới, 47 người tại các đơn vị điều trị tuyến tỉnh). Hiện đang điều trị tại các cơ sở điều trị 30 ca, điều trị, theo dõi tại nhà 381 ca.
Đến hết ngày 03/7/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 233 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 (tỷ lệ sử dụng đạt 97,3%). Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới, tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so với mục tiêu của WHO; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới; tỷ lệ tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia châu Âu như Ý, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Ba Lan...

DSC07555
Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh 
                Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống dịch COVID-19 của nước ta còn một số hạn chế. Đó là: Tốc độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Có tình trạng tồn đọng nhiều vắc xin COVID-19 tại Trung ương và các địa phương, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói chung. Việc triển khai Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội lĩnh vực y tế còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu. Ngoài những nguyên nhân khách quan, như: Người lao động trở lại các thành phố lớn để học tập, làm việc dẫn đến việc thống kê, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi gặp khó khăn; hầu hết trẻ em đang trong giai đoạn nghỉ hè dẫn đến khó huy động việc tiêm chủng so với giai đoạn trước đây. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa nhiều biến động, vì vậy, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất, các sinh phẩm cho phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn... Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, như: Chủ quan, lơ là, thậm chí né tránh tiêm vắc xin ở một bộ phận người dân tại một số nơi do đã mắc bệnh, hoặc thấy tình trạng bệnh nhẹ khi mắc nên không muốn tiếp tục tiêm vắc xin; công tác vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng tại chưa thực sự hiệu quả. Có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ được thanh tra, kiểm tra của một số địa phương và đơn vị.
                Việc mua sắm trong lĩnh vực y tế có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật. Đặc biệt là trong các năm 2020-2021 là hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ cho nhu cầu chống dịch. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn, tay nghề, làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
                Các đại biểu tại các điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng tình cao với báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về những kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế, cùng với những nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới. Đồng thời nêu lên những khó khăn của địa phương trong công tác phòng, chống dịch và nêu lên một số kiến nghị, đề xuất. Đó là: Bộ Y tế rà soát lại các văn bản đã ban hành để loại bỏ những văn bản không còn phù hợp; sớm ban hành văn bản hướng dẫn mua sắm trang thiết bị y tế phù hợp với tình hình thực tế; có chính sách hỗ trợ, động viên cán bộ, nhân viên ngành y tế...  
                Theo dự báo, trong thời gian tới biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam, biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay). Do vậy, hệ thống giám sát, đáp ứng phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch. Các địa phương tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp trong tâm: Đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng. Nâng cao năng lực điều trị tại tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận, vận động, huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ về chi trong công tác phòng, chống dịch. Kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch của các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tiêm vắc xin, lợi ích và hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Triển khai thông điệp mới (V2K – vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn) rõ ràng, dễ hiểu để người dân yên tâm và không chủ quan, lơ là. Đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong phòng, chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
                Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị, thời gian tới các bộ, ngành Trung ương và các địa phương không được chủ quan lơ là trong phòng chống dịch, tiếp tục tập trung tiêm vắc xin; kiểm soát được dịch bệnh, đặt sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quán triệt tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh; chống dịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của nhà nước và sự vào cuộc của Nhân dân. Về các biện pháp phòng, chống dịch thời gian tới, Thủ tướng đề nghị thực hiện phương châm: 2K + vắc xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức của người dân; với tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; đẩy mạnh công tác truyền thông; lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và các địa phương bám sát tình tình dịch bệnh trong nước, trên thế giới để có biện pháp kịp thời... Bộ Y tế nhanh chóng triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch, về đấu thầu mua thuốc chữa bệnh; công khai, minh bạch giá các loại thuốc và vật tư y tế của các nước trên thế giới... Song song với công tác phòng, chống dịch COVID – 19, phải chú trọng phòng, chống các dịch, bệnh khác.      

Tác giả bài viết: Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 07:32 CN: mây cụm
mây cụm
12.47
°C
Độ ẩm: 66 %
Gió: 1.5 m/s
12/01
mây cụm
11.78°
12.47°
13/01
bầu trời quang đãng
13.35°
13.35°
14/01
mưa nhẹ
17.06°
17.06°
15/01
mưa nhẹ
16.51°
16.51°
16/01
mây đen u ám
15.88°
15.88°
Tư liệu hình ảnh
Image cannot be loaded
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay16,527
  • Tháng hiện tại314,933
  • Tổng lượt truy cập21,747,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây