Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Nhiều mô hình mới của hội viên nông dân ở xã Thạch Đài cho hiệu quả cao

Thứ tư - 29/05/2024 03:57
Tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà thời điểm hiện tại có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của nông dân đã đem lại thu nhập khá, góp phần xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất của gia đình, cuối năm 2019, hội viên nông dân Phạm Ngọc Dung tại thôn Nam Bình đã quyết định đầu tư nuôi lươn thương phẩm. Tận dụng đất trống xung quanh nhà và vật liệu sẵn có, anh làm 5 ô bể lót bạt xung quanh, mỗi bể có diện tích 5m2 để nuôi lươn thương phẩm theo hình thức nuôi không bùn. Ban đầu anh nuôi 1 vạn con giống với trọng lượng 500 con/1kg, sau 8 - 10 tháng nuôi, lươn đạt 4 - 5 con/kg thì bắt đầu xuất bán. Lứa đầu tiên, anh Dung thu hoạch hơn 1,5 tấn lươn, mang lại nguồn thu hơn 200 trăm triệu, sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 60 triệu đồng.
Những năm tiếp theo, mỗi năm anh thu hoạch trên 2,5 tấn lươn, sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 100 triệu đồng. Nhận thấy thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, đầu năm 2023, anh đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để mua 45 bể composite, các dụng cụ nuôi, thức ăn và lươn giống. Hiện tại, anh đang sở hữu hơn 120.000 con trong khu vực nuôi của mình. Với kỹ thuật chăm sóc bài bản cùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, anh Dung dự tính có thể thu về gần 1 tỷ đồng từ mô hình nuôi lươn không bùn này. Theo anh Dung, ưu điểm của nuôi lươn không bùn là không cần quá nhiều công chăm sóc, không tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao (120 - 140 nghìn đồng/kg). Đặc biệt, lươn ít nhiễm bệnh do không tiếp xúc với vi khuẩn trong môi trường bùn đất. Với mô hình này đã có nhiều hộ nông dân trong huyện và các tỉnh về học hỏi.
image001
Còn với hội viên nông dân Nguyễn Quang Trung (sinh năm 1959, trú thôn Nam Thượng), sau một lần đi đám cưới tại miền Nam, được tham quan mô hình của người quen, năm 2014 ông đã mạnh dạn nuôi cá koi. Hiện tại, mô hình cá koi của ông Trung đang có gần 1600 con. Số lượng cá giống được ông Trung mua từ các trang trại bên Nhật Bản, đảm bảo chất lượng, giá từ 300 - 600 ngàn đồng/con bao gồm các chủng loại: Kohaku, Ki Utsuri, Showa Sanke... Thức ăn của cá koi Nhật Bản cũng là loại được nhập khẩu trực tiếp.
image003
Ông tiết lộ, để nuôi được cá Koi Nhật Bản thành công thì có 3 yếu tố quan trọng nhất cần phải lưu ý là môi trường nước, nguồn gốc cá và chế độ chăm sóc. Cá giống phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, bể nuôi cá phải cao từ 0,8 - 1,5m, đảm bảo lượng oxy trong hồ luôn dồi dào, sử dụng máy tạo oxy có tích điện hoặc bộ tích điện riêng cho hồ cá để hoạt động khi bị mất điện. Thức ăn cũng được mua từ nhà máy sản xuất ở Nhật Bản. Thành của bể cá nên có màu sẫm hoặc tối để làm nổi bật màu sắc của cá oi.k Mùa đông lạnh phải hạn chế cho ăn, thường xuyên thay nước và giữ vệ sinh hồ sạch sẽ.
Chỉ sau 2 tháng chăm sóc, lứa cá koi Nhật Bản của gia đình ông Trung đã có thể bán ra thị trường, giá mỗi con dao động từ 2,5 - 20 triệu đồng, tùy chủng loại và kích thước. Không chỉ bán trong tỉnh, cá giống của ông còn mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng Trị…Ước tính trung bình mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 600 - 700 triệu lợi nhuận từ bán cá Koi, góp phần vào phát triển kinh tế của gia đình cũng như địa phương. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà ông Trung còn hỗ trợ, sẵn sàng giúp đỡ các hộ chăn nuôi có hướng đi như ông. Từ hiệu quả kinh tế mà có nhiều người đến học tập kinh nghiệm và làm theo ông.
Ngoài ra ở thôn Bào Láng, chị Nguyễn Thị Thủy lại chọn phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dúi. Được biết, sau khi tìm hiểu trên mạng và học hỏi các mô hình tại các địa phương; năm 2020, chị Thủy đã mạnh dạn mua 20 con dúi giống và xây dựng hệ thống chuồng trại với số vốn ban đầu khoảng 80 triệu đồng. Đến nay, sau gần 4 năm, mô hình của chị Thủy đã phát triển lên 150 con.
image005
Chị Thủy cho biết: “Tôi đã dành thời gian tìm hiểu về loài dúi. Nuôi dúi, chi phí ban đầu không cao, quá trình nuôi không tốn kém nhiều. Dúi cái nuôi từ 7 - 8 tháng tuổi sẽ động dục. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, kể từ khi giao phối đến khi sinh sản khoảng 45 ngày, một năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 8 cá thể dúi con. Dúi con được khoảng 60 ngày thì tách mẹ, sau khi tách mẹ khoảng 15 ngày, phải cho dúi con ăn bổ sung thêm ngô non; bởi, ngô non có nhiều chất dinh dưỡng. Thời gian tách đàn dúi con, ghép đôi bố mẹ phải phù hợp, nếu dúi con tách mẹ sớm sẽ chậm phát triển, còn tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của dúi mẹ”.
Hiện nay, dúi má vàng thương phẩm giá bán từ 800.000 - 850.000 đồng/kg, dúi mốc đại thương phẩm từ 600.000 - 650.000 đồng/kg. Đối với dúi giống, mỗi cặp (1 cá thể đực, 1 cá thể cái) dúi má vàng có trọng lượng từ 0,3 - 0,6kg/cá thể, giá 2.500.000 đồng/cặp; mỗi cặp dúi mốc đại có trọng lượng từ 0,5 - 0,7kg/cá thể, giá 600.000 đồng/cặp. Nhiều thương lái, chủ nhà hàng hay người dân tìm đến tận nhà chị để mua dúi về gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hoặc bán cho các nhà hàng ăn uống trên địa bàn trong tỉnh; gia đình chị thu lãi khoảng 60 triệu đồng/năm. Thịt dúi là một đặc sản, chứa nhiều dinh dưỡng, lại lạ miệng nên thu hút thực khách tại các nhà hàng, dù giá đắt đỏ. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi độc lạ này đã mở ra hướng đi mới cho các nông dân.

 

Tác giả bài viết: Thu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 14:40 T7: mây đen u ám
mây đen u ám
27.85
°C
Độ ẩm: 68 %
Gió: 3.45 m/s
07/09
mây đen u ám
27.53°
27.85°
08/09
mây đen u ám
26.46°
26.46°
09/09
mây đen u ám
24.69°
24.69°
10/09
mưa nhẹ
23.7°
23.7°
11/09
mưa nhẹ
24.11°
24.11°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay24,553
  • Tháng hiện tại182,010
  • Tổng lượt truy cập18,087,943
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây