Cụ thể, xã Thạch Hạ (thành phố Hà Tĩnh); xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang); các xã Cẩm Hưng, Yên Hòa, Nam Phúc Thăng và thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên); xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà) hiện đang có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy ở các địa phương này là 306 con.
Mặc dù theo đánh giá của ngành chuyên môn, dịch tả lợn châu Phi đang được khống chế trong diện hẹp ở các địa phương nhưng nguy cơ lây lan trên diện rộng vẫn còn cao vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ còn khá lớn, mầm bệnh đã tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên…
Người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
Theo Trưởng phòng Quản lý Thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh) Hoàng Thị Ngọc Diệp, các địa phương cần tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; tiêu hủy vật nuôi chết và nhiễm bệnh theo quy định; phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực nhiễm bệnh; thực hiện tốt, đạt tỉ lệ cao trong chương tiêm phòng đợt 1/2022 đối với gia súc, gia cầm; tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn để hạn chế lây lan dịch.
Người chăn nuôi cần nâng cao hiểu biết về phòng chống dịch bệnh, áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện để tránh thiệt hại; báo cáo ngay với chính quyền nếu phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân; không mua lợn giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảm an toàn dịch bệnh...
Nguồn tin: baohatinh.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn