Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2022, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Công tác gia đình đã đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở diễn ra sôi nổi trên địa bàn toàn tỉnh. Ban chỉ đạo các cấp đã tập trung chỉ đạo xây dựng tốt đời sống văn hóa cơ sở; các mục tiêu, chỉ tiêu về văn hóa cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có 347.962/374.261 gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 92,9%); 1.894/1.937 thôn, tổ dân phố văn hóa (đạt tỷ lệ 97,8%); 976/1.484 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (đạt tỷ lệ 65,7%). Phong trào thể dục - thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh; tỷ lệ người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 38%, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 27,9%. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo được các cơ quan, đơn vị thường xuyên phát động, được đông đảo cán bộ và nhân dân hưởng ứng tham gia. Số hộ đăng ký “Gia đình học tập” 337.985/ 365.738 hộ, đạt tỷ lệ 91%; số dòng họ đăng ký “Dòng họ học tập” 5.392 họ/ 6.003 họ, đạt tỷ lệ 90%. Thực hiện phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt”, năm 2022, toàn tỉnh có 817 gương người tốt, việc tốt được vinh danh ở các cấp, tạo sức lan tỏa, khơi dậy lối sống tốt đẹp, tình thương, lòng nhân ái trong cộng đồng. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới - Đô thị văn minh” tiếp tục được triển khai và tập trung hướng dẫn, đôn đốc thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 998 khu dân cư kiểu mẫu; trên 9.000 vườn mẫu; có 177/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 97,2% số xã), 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đồng chí Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và công tác gia đình năm 2022 còn một số hạn chế, đó là: Việc phối hợp giữa các ngành liên quan trong thực hiện phong trào có lúc chưa thật sự hiệu quả. Việc bình xét danh hiệu văn hóa ở một số địa phương vẫn hình thức, kết quả bình xét chưa khách quan, chính xác và sát với tình hình thực tế. Nguồn kinh phí chi cho việc khen thưởng các danh hiệu văn hóa một số địa phương chưa đảm bảo. Thiết chế văn hóa một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu, một số xuống cấp do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Phong trào xây dựng Đô thị văn minh triển khai còn chậm, gặp nhiều khó khăn do chưa có chính sách, thiếu nguồn kinh phí chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình, bình đẳng giới chưa thực sự hiệu quả… Tại Hội nghị, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và 21 cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã ký kết phối hợp hoạt động năm 2023.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Ngọc Châu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và công tác gia đình tỉnh trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, cần kiện toàn Ban Chỉ đạo, sớm ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong năm 2023. Các ngành, địa phương kịp thời khắc phục các khó khăn, hạn chế trong năm 2022, chú trọng xây dựng, lan toả các gương người tốt việc tốt, mô hình hiệu quả; phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở; tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Mai Thủy – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 05/10/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (khóa XIV) về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khóa VIII). Lồng ghép có hiệu quả các nội dung phong trào với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Ba không”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Cùng với đó, phong trào cải tạo vườn gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng các tuyến đường Hội Nông dân tự quản “sáng, xanh, sạch, đẹp”; triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội đã phối hợp với Sở VH – TTDL để triển khai thực hiện phong trào bằng những việc làm cụ thể, như: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch đến cán bộ, hội viên, nông dân; vận động hội viên nông dân xây dựng môi trường, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; cuộc vận động “sạch nhà, sạch làng, tốt ruộng”; xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã văn hoá; tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông... Đặc biệt, phối hợp với Sở VH – TTDL tổ chức thành công Hội thi Nhà nông đua tài các cấp. Hội thi góp phần tuyên truyền sâu rộng trong toàn cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyển đổi số, phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai “Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam về việc Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025”. Đến thời điểm này đã cập nhật thông tin 32.669 hộ sản xuất, kinh doanh, 168 sản phẩm OCOP lên lên sàn sàn Thương mại điện tử Postmart.vn, hướng dẫn 14.500 hộ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ; kết nối tiêu thụ trên 650 tấn nông sản trong và ngoài tỉnh. Hoạt động này nhằm góp phần xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phong trào dân vũ được cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia. Tại đại hội chi hội (tổ chức quý IV năm 2022) và đại hội điểm cấp xã (tháng 1/2023) hầu hết các đơn vị đều có tiết mục dân vũ chào mừng đại hội. Năm 2022, công đoàn cơ quan Hội Nông dân tỉnh tổ chức 2 đêm dạ vũ, được Công đoàn Viên chức Hà Tĩnh đánh giá cao…