Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh năm 2022

Thứ năm - 01/12/2022 04:56
Ngày 23/11/2022, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh năm 2022. Cùng dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và thường trực các huyện, thành phố, thị xã, các phòng, ban liên quan của các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn tại các điểm cầu.
Hội nghị đối thoại (ảnh nguồn baohatinh.vn)
Hội nghị đối thoại (ảnh nguồn baohatinh.vn)
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của cán bộ, hội viên nông dân và các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy kết luận:
1. Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào của các tổ chức đoàn thể chính trị, trong đó có phong trào của hội nông dân các cấp, nhất là gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, thể hiện đóng góp giai cấp nông dân vào sự ổn định, phát triển của tỉnh. Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được quan tâm phát triển; xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, đến nay có 09/13 huyện, thành phố, thị xã đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (69%); 177/181 xã đạt chuẩn (98%), 50/181 xã đạt chuẩn nâng cao (27%), 07/181 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (3,87%), 1.008 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng được nhiều mô hình hợp tác xã, kinh tế hộ hiệu quả kinh tế cao. Các phong trào thi đua, đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế do hội nông dân phát động được hội viên, nông dân hưởng ứng, tích cực; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất được triển khai hiệu quả, thiết thực. Việc giám sát, phản biện các cơ chế chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn được các cấp hội nông dân quan tâm, thực hiện theo quy định.
Đạt được các kết quả nêu trên có sự đóng góp quan trọng của các cấp hội nông dân và cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chế biến sâu, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn còn nhiều khó khăn. Xây dựng nông thôn mới có một số tiêu chí thiếu tính bền vững. Kinh tế tập thể ở nông thôn một số địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả; số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, sản xuất hữu cơ, VietGAP, liên kết chuỗi giá trị, sản phẩm xuất khẩu còn ít; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; thương hiệu các sản phẩm OCOP khẳng định rõ nét trên thị trường chưa nhiều. Đời sống nông dân nhìn chung còn khó khăn; ngành nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động; tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ chưa có giải pháp khắc phục. Đào tạo nghề cho nông dân chưa gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu thị trường. Chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn thiếu đồng bộ; một số chính sách của nhà nước và của tỉnh chưa được phổ biến đến nông dân. Nhiều nông dân khiếu nại, khiếu kiện trái pháp luật. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt đã tác động trực tiếp, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân ở địa bàn nông thôn. Một số cấp hội chưa chủ động đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền ban hành cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chưa thực sự sâu sát người nông dân; chưa làm tốt cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nông dân; công tác giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.
2. Thời gian tới, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội và phong trào nông dân, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người nông dân, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu:

2.1. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức, trách nhiệm xây dựng người nông dân Hà Tĩnh tự tin, tự chủ, chuyên nghiệp, được tiếp cận kiến thức khoa học, có khát vọng thoát nghèo, làm giàu bền vững, hiểu biết về hội nhập quốc tế; thực sự là chủ thể quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản gắn với chuỗi giá trị trong nước và xuất khẩu. Tạo điều kiện để nông dân được trang ị kiến thức kinh doanh, đào tạo nghề, hỗ trợ ứng dụng công nghệ hiện đại. Quan tâm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp. Xây dựng nông thôn Hà Tĩnh đổi mới, phát triển đồng thời ảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. Hằng năm duy trì đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với cán bộ, hội viên, nông dân đảm bảo thực chất, hiệu quả.
2.2. Các cấp Hội Nông dân toàn tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Làm tốt vai trò “trung tâm và nòng cốt” trong thực hiện phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung phương thức hoạt động theo hướng sáng tạo, sâu sát cơ sở, nắm bắt và tham mưu giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, gắn bó mật thiết với nông dân, vì nông dân.
- Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đi đầu trong áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất, kinh doanh; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, liên kết với doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Tăng cường quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn. Quan tâm nông dân các vùng khó khăn, nhất là ngư dân và diêm dân tham gia phát triển sản xuất gắn với an ninh vùng biển.
- Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách; tham gia hoặc trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tích cực giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền các cấp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
- Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tham gia giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của nông dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa bàn nông thôn.
- Tập trung chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức thành công đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
3. Đối với những kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên, nông dân, giao các ban Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban, sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ kịp thời giải quyết.
3.1. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành:
- Chủ động, tích cực rà soát các quy định, cơ chế chính sách của Trung ương và tỉnh; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực ti ễn hiện nay để các cơ chế, chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực (nhất là các chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp). Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân phù hợp với từng đối tượng, giúp nông dân nắm chắc, hiểu đúng pháp luật và chấp hành pháp luật, nhất là những chủ trương, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, ứng dụng nhanh khoa học - công nghệ, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm, ứng dụng tem nhãn truy xuất nguồn gốc theo mã QR, thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Rà soát, báo cáo kết quả bước đầu mô hình nông nghiệp hữu cơ và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
- Trả lời bằng văn bản các kiến nghị của hội viên, nông dân tại Hội nghị đối thoại, đồng thời tập trung giải quyết những đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và trong hệ thống tổ chức Hội. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Hằng năm quan tâm bố trí ngân sách bổ sung cho hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, cấp huyện để giúp cho nhiều hội viên nông dân được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã thực
 
hiện tốt chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội ở nông thôn, quan tâm hỗ trợ nông dân yếu thế. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới’’ và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”.
- Hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh thực hiện “Tri thức hóa nông dân ”, xây dựng người “Nông dân chuyên nghiệp”, thực hiện hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thông qua việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ, hội viên, nông dân, tổ chức lại sản xuất, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp,... Quan tâm bố trí các nguồn lực để Hội Nông dân tham gia vào các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản.
3.2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Chỉ đạo, hướng dẫn công tác nhân sự nhiệm kỳ 2023 - 2028 của Hội Nông dân tỉnh bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình theo quy định của Đảng và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; xây dựng cơ quan lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý, có sự kế thừa và phát triển. Chỉ đạo, kiện toàn củng cố tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh, đảm bảo cán bộ Hội nông dân các cấp phải tâm huyết, có chuyên môn, nghiệp vụ, vì sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh nhà.
3.3 Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh phát động, tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực với nhiều công trình, mô hình, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, thiết thực chào mừng đại hội Hội Nông dân các cấp; tăng cường phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời triển khai các nội dung được giao, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy qua Ban Dân vận Tỉnh ủy trước ngày 01/3/2023.
Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, B an Thường vụ Hội Nông dân tỉnh theo dõi, tổng hợp kết quả việc thực hiện Thông báo kết luận và kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên, nông dân, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
 
 

Nguồn tin: MT - Ban Tuyên giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 02:28 T6: mây rải rác
mây rải rác
37.01
°C
Độ ẩm: 33 %
Gió: 2.77 m/s
19/04
mây rải rác
36.22°
37.01°
20/04
mây rải rác
39.42°
39.42°
21/04
mây cụm
31.29°
31.29°
22/04
mây rải rác
30.67°
30.67°
23/04
mây rải rác
30.22°
30.22°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay21,355
  • Tháng hiện tại456,538
  • Tổng lượt truy cập14,673,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây