Nâng cao vai trò của nông dân trong việc canh tác không hóa chất
Thứ năm - 03/10/2024 07:07
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ bản phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống, một dạng canh tác gần gũi với tự nhiên và có một số yếu tố tương đồng với nông nghiệp hữu cơ ngày nay, để chuyển sang một nền nông nghiệp chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất.
Việc chuyển đổi này bên cạnh nâng cao năng suất, đãgây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ con người, hệ sinh thái và môi trường như: Hóa chất bảo vệ thực vậttồn dư quá mức trên nông sản, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ. Tiếp xúc lâu dài với hóa chất, dù là ở mức thấp, có thể gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch và các rối loạn nội tiết. Khi phun thuốc trừ sâu thìđã tiêu diệt luôn cả các loài côn trùng và các sinh vật có lợi như ong, bướm, kiến, giun, ếch, nhái… làm suy giảm đa dạng sinh học và làm rối loạn cân bằng sinh thái. Việc lạm dụng hóa chất làm cho cây trồng và đất phụ thuộc vào chúng. Sau thời gian dài, nông dân cần phảităng liều lượng để đạt được năng suất tương đương, gây ra "vòng luẩn quẩn" hóa chất. Tạo ra các loại sâu bệnh kháng thuốc, khiến việc kiểm soát chúng ngày càng khó khăn hơn, đồng thời đòi hỏi sử dụng lượng thuốc trừ sâu lớn hơn hoặc phải chuyển sang những loại hóa chất mạnh hơn và độc hại hơn. Sử dụng quá mức phân bón và thuốc trừ sâulàm giảm độ phì nhiêu của đất, gây chai cứng và làm đất mất khả năng tái tạo của đất. Hóa chất từ nông nghiệp thấm vào các nguồn nước ngầm hoặc chảy ra sông, suối, ao, hồ, gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước và gây hại cho sinh vật thủy sinh. Việc phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà còn bay hơi vào không khí, gây ô nhiễm không khí và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống gần khu vực sản xuất. Lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều tác động tiêu cực, nên việc sang canh tác nông nghiệp không hoá chất theo hướng hữu cơ là một việc làm hết sức cần thiết.
Nhằm hiện thực hoá mục tiêu canh tác không hoá chất đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành trong đó người nông dân đóng vai trò quyết định. Để nâng cao nhận thức, năng lực và tinh thần trách nhiệm cho người nông dân trong việc tham gia sản xuất nông nghiệp không dùng hoá chất độc hại, các cấp Hội Nông dân cần thực hiện tốt mấy giải pháp sau: 1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tổ chức các cuộchội thảo, tập huấn, phổ biến kiến thức về lợi ích của sản xuất nông nghiệp không dùng hoá chất, tiến tới sản hữu cơ cho người dân.In ấn, phát hành tài liệu, tờ rơi, áp phích tuyên truyền.Tổ chức các chuyến tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; thành lập các câu lạc bộ sản xuất không dùng hoá chất để người dân chia sẽ kinh nghiệm… Khi người nông dân hiểu về tác hại của việc lạm dụng phân vô cơ và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, lợi íchcủa canh tác không hóa chất và họ tham gia thực hiện thì chính họ lại trở thành các tuyên truyền viên và là người chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng. 2. Hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn lực:Xây dựng đội ngũ cán bộ, khuyến nông viên có trình độ chuyên môn về sản xuất nông nghiệphữu cơ; hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học; cung ứng giống cây trồng chống sâu bệnh, phương pháp luân canh và xen canh. Khâu nối với các công ty sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để cung ứng cho người dân.Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 3. Xây dựng thương hiệu và thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ:Hỗ trợ người dân đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của huyện; tổ chức các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến người tiêu dùng; khuyến khích khâu nối để các doanh nghiệp, siêu thị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
4. Khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:Khuyến khích người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.Hỗ trợ các tổ chức này liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Nông dân là lực lượng chính cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và môi trường cộng đồng. Do đó việc nâng cao ý thức của người nông dân để chuyển đổi sang canh tác không hoá chất, canh tác hữu cơ là hết sức cần thiết, cấp bách và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội và người dân.
Nguồn tin: Phan Văn Khanh, Chủ tịch HND huyện Hương Sơn