Hội Nông dân huyện Vũ Quang phát huy vài trò trong kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Thứ năm - 04/01/2024 02:11
Hội Nông dân huyện Vũ Quang có 5.721 hội viên, chiếm 85% dân số toàn huyện. Trong thời gian qua, hội đã phát huy vài trò trong hoạt động thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, khẳng định chổ đứng trên thị trường đồng thời hỗ trợ đầu ra và mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.
Vũ Quang là huyện miền núi phía Tây của tỉnh, có tổng diện tích đất tự nhiên 63.821,13ha; trong đó đất nông nghiệp 55.139,04ha. Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, trong những năm qua, huyện Vũ Quang đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đầu tư phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại, trồng cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam bù, cam chanh, hồng, bưởi…. Đây chính là cây kinh tế chủ lực của địa phương, hàng năm đưa lại nguồn thu nhập khá cho nông dân. Tuy nhiên một thực trạng kéo dài trong nhiều năm qua, đó chính là tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa. Cùng với đó, phần lớn sản phẩm nông nghiệp người dân một nắng hai sương sản xuất ra chủ yếu là tự bán, hoặc thương lái đến mua tận vườn với giá cả không ổn định, những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người sản xuất, người dân e ngại trong việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Vũ Quang đã luôn tìm kiếm thị trường hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân địa phương. Bằng nhiều giải pháp sát thực, hiệu quả, hội nông dân huyện đã làm tốt vai trò là cầu nối quan trọng, giúp người dân yên tâm trong sản xuất. Năm 2016 dưới sự chỉ đạo của thường trực huyện ủy, hội nông dân huyện đã đứng ra thành lập “Hội sản xuất và kinh doanh Cam Vũ Quang”, đầu năm 2022 kiện toàn lại và đổi tên “Cam và các sản phẩm nông nghiệp Vũ Quang”. Đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, có nhiệm vụ hướng dẫn quy trình, kỹ thuật cam và các sản phẩn nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu, thương hiệu như VietGAP, OCOP, hữu cơ; hướng dẫn các hộ sản xuất xây dựng các video, clip ngắn để quãng bá sản phẩm tại vườn hộ, hướng dẫn các hộ thu thập thông tin cập nhập lên các sàn thương mại điện tử. Tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp lên các trang mạng, facebook, zalo; xây dựng các video, clip trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình báo chí…, thiết kế các mẫu mã hộp, thùng, bao, túi đựng; kết nối thông tin, thị trường, các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua nhằm tìm kiếm thông tin tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm, tổ chức các buổi truyền thông, kết nối sản phẩm đi các vùng niềm qua phần mền điện tử và tem nhãn để nhận biết sản phẩm. Năm 2017, Hội Nông dân huyện Vũ Quang đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu “Nhãn hiệu tập thể Cam Vũ Quang”. Đây thực sự là yếu tố quan trọng, từng bước khẳng định chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm Cam Vũ Quang trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Khi cam đã có thương hiệu, việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân đã từng bước có bước chuyển biến tích cực khi giá cam từng ngày được nâng cao, mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người nông dân. Đặc biệt là việc người dân đưa các sản phẩm nông nghiệp tham gia các hội chợ thương mại đã từng bước khẳng định chổ đứng trên thị trường. Để giúp nông dân tiêu thụ nông sản lâu dài, góp phần hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Vũ Quang đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh”. Đến nay, hội đã hỗ trợ thành lập được 2 cửa hàng tại xã Đức Bồng và thị trấn Vũ Quang. Toàn huyện đã thành lập được 57 tổ thu hái, vận chuyển nông sản với 285 hội viên nông dân tham gia tại các xã, thị trấn, đồng thời duy trì 1 tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân với 12 thành viên tại xã Đức Lĩnh. Qua đó đã phối hợp với cửa hàng nông sản kết nối tiêu thụ trên 200 tấn, trong đó 50 tấn chanh, 195 tấn cam, hồng, trên 2.500 chai mật ong và các sản phẩm đậu, lạc... Ngoài ra, hội còn kêu gọi toàn thể các bộ, hội viên tiêu thụ trên 6.500 quả bưởi Phúc Trạch cho hội viên nông dân và các nông sản khác. Cùng với triển khai đề án, Hội Nông dân huyện Vũ Quang còn phối hợp với Bưu điện ký kết chương trình phối hợ hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2022 – 2025. Đến nay đã tổ chức khảo sát, rà soát thông tin và đưa 16 nông sản hàng hóa an toàn, chất lượng cao, sản phẩm OCOP của hội viên nông dân, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã lên sàn thương mại điện tử Agripostmart.vn. Cập nhật thông tin của 3.810 hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trong huyện lên bản đồ số V-MAP (vmap.vn) phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và tra cứu thông tin. Trong 2 năm trở lại đây, Hội Nông dân huyện Vũ Quang đã kết nối với chuỗi siêu thị Copact, Phòng Kinh tế hạ tầng, đưa cam Vũ Quang vào các kệ của siêu thị trong cả nước. Qua đó, đã kết nối được trên 20 hộ dân, với 35ha, tiêu thụ được 10 tấn, với giá cả ổn định từ 30.000đồng – 50.000đồng/kg. Người dân Vũ Quang rất vui mừng, phấn khởi khi có thêm kênh tiêu thụ danh giá trong thị trường. Trong bài phát biểu tại diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh “Nông sản là kết quả lao động vất vả của nông dân, nên phải nâng niu, trân trọng, chứ không phải là sản phẩm được tiêu thụ bằng “tinh thần giải cứu”, bằng lòng thương hại”. Trên tinh thần đó, trong thời gian tới, ban thường vụ hội nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với đó, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức hội trong thực hiện liên kết 06 nhà, chủ động kết nối với các doanh nghiệp có uy tín để xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tăng cường tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm; phối hợp tốt với Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hội nông dân các tỉnh, xây dựng kênh liên kết tiêu thụ nông sản và trung tâm OCOP các tỉnh, các cửa hàng nông sản trong toàn quốc để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cho người dân. Phấn đấu đưa tổ chức hội nông dân thực sự là “bà đỡ” của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.