Phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong phong trào tích tụ ruộng đất của xã Hòa Lạc
Thứ sáu - 30/08/2024 04:58
Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Nghị quyết số 09-NQ/HU, ngày 10/10/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đức Thọ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung tích tụ ruộng đất giai đoạn 2023 - 2025, Đề án số 2828/ĐA-UBND huyện về tập trung tích tụ ruộng đất; Nghị quyết số 37-NQ/ĐU, ngày 09/01/2024 của BCH Đảng bộ xã về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung tích tụ ruộng đất giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, Hội Nông dân xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ đã thực hiện tuyên truyền đến tận hội viên nông dân về tích tụ ruộng đất.
Đây là chủ trương nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại. Việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hình thành các vùng chuyên canh cho nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả. Biết được tầm quan trọng của chủ trương, Hội Nông dân xã đã tổ chức họp Ban Chấp hành ngay từ đầu năm để triển khai và quán triệt Nghị quyết đến toàn bộ BCH Hội Nông dân xã. Sau đó, đã tổ chức các cuộc họp chuyên đề của các chi hội nhằm tuyên truyền đến tận hội viên. Đồng thời, thành viên của BCH chi hội đều tham gia vào Tổ Chuyển đổi tích tụ ruộng đất của thôn xóm.
Khi mới bắt tay vào thực hiện tích tụ ruộng đất, xã Hòa Lạc gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý nông dân muốn những thửa ruộng đã thâm canh nhiều năm, thay đổi sợ không gần bờ, gần chỗ trũng, đồng sâu và lo lắng làm thế nào để bảo đảm được tính công bằng, điều kiện canh tác sau khi tích tụ ruộng đất. Nắm được khó khăn đó, Hội Nông dân xã, các đoàn thể và chính quyền địa phương đã kiên trì tuyên truyền, giải thích việc tích tụ ruộng đất là để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện để hình thành các vùng sản xuất tập trung, thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất, giúp người dân hiểu và làm theo.Với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Nông dân phối hợp với Tiểu ban Tích tụ ruộng đất ở các khu dân cư chọn các gia đình cán bộ, đảng viên và những người có nhận thức rõ về lợi ích của tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa ủng hộ chủ trương đề ra thực hiện làm trước, sau đó tạo hiệu ứng lan tỏa sang các hộ khác. Các bước được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, không có khiếu kiện, mất đoàn kết, người dân đồng thuận cao. Hội Nông dân xã đã chủ động vào cuộc, tham gia góp ý với chính quyền trong công tác chuyển đổi ruộng đất và tuyên truyền vận động hội viên, nông dân, nhân dân tự nguyện tham gia nhóm hộ. Từng cán bộ chi hội, hội viên nông dân gương mẫu tự giác tham gia chuyển đổi ruộng đất vì sự phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho người nông dân.Tuy nhiên, do có nhiều cánh đồng còn bậc thang, ruộng sâu nên công tác vận động hội viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy đến nay đã có 10/13 thôn vận động tích tụ ruộng đất trên 75%, và nhiều thôn đã giao ruộng cho nhân dân trên thực địa. Khi ruộng được chia xong, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách các cấp để làm mới và tu sửa hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng.