Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Chủ nhật - 15/09/2024 22:56
Nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm dịch bệnh, từ đó giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản (NTTS); anh Trương Thế Cương, hội viên Chi hội Nông dân Tiến Hưng, xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình kết hợp nuôi đa dạng đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất...
Mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Trong những năm gần đây, do tác động ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã làm cho nghề nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Hưng nói riêng gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Đối với nuôi tôm trong các ao nuôi vùng thấp triều thì hệ thống hạ tầng xuống cấp không tái đầu tư, thậm chí có một số diện tích ao hồ nguyên sơ hàng chục năm lại đây không nâng cấp, đầu tư do đặc điểm vùng nuôi dễ bị ô nhiễm, tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh, người nuôi thua lỗ nặng...
Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thành phố Hà Tĩnh, anh Trương Thế Cương đã mạnh dạn đầu tư thử nghiệm mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua biển và cá đối mục trong ao với diện tích thả nuôi 1ha, thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 4/2024. Mục đích của việc nuôi trồng thủy sản kết hợp tôm sú, cá đối mục và cua trên cùng một đơn vị diện tích nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng đó để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất, phục hồi môi trường các vùng nuôi kém hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong hình thức nuôi xen ghép, việc kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính hỗ trợ lẫn nhau đã tận dụng hết thức ăn từ tầng mặt, tầng giữa đến tầng đáy, hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất xử lý môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng sản xuất bền vững và nếu xuất bán đúng thời điểm sẽ có giá thành cao. Hình thức nuôi kết hợp này còn nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, duy trì tính ổn định của vùng nuôi, tạo hướng đi mới cho nghề (NTTS), tạo cho người nông dân ý thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh, thành phố.
z5832923140063 a1d2b2a062e7f1b7a9778c3e8cfef8aa
Qua hội thảo đầu bờ cho thấy, với mật độ giống thả ban đầu là tôm sú 0,1m2/con, cá đối mục 2m2/con, cua 2m2/con, sau thời gian gần 5 tháng, tỷ lệ sống của các loài đều cao (đạt trên 70%). Về trong lượng, tôm sú đạt 25 - 35 con/kg, năng suất 1,4 tấn/ha; cá đối mục đạt 2,5 - 3 con/kg, năng suất 1,8 tấn/ha; cua biển đạt 2,5 - 3 con/kg, năng suất gần 500 kg. Đặc biệt, mô hình có chi phí đầu tư không lớn (gần 500 triệu đồng/ha), dự kiến cho thu lãi hơn 250 triệu đồng/ha/vụ. Hiện nay, mô hình đã cho thu hoạch.
z5832923140065 9449e931af963eaa1667b77f823d8da9
Có thể nói, mô hình nuôi ghép tôm sú, cá đối mục, cua biển cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi trồng tại TP Hà Tĩnh. Đây là mô hình mới theo hướng an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường; góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở thành phố Hà Tĩnh và tạo ra nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân tiếp tục phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật & Bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh tích cực vận động hội viên nông dân các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện nhân rộng mô hình nuôi xen ghép nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho người nông dân trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, bên cạnh được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp về các biện pháp như quy hoạch lại các vùng nuôi, tăng cường phổ biến kỹ thuật canh tác, ban hành lịch thời vụ hợp lý cho từng đối tượng, phòng chống dịch bệnh... thì đa dạng hóa đối tượng nuôi là điều cần thiết để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

 

Tác giả bài viết: Lê Thị Bích Hằng - PCT HND TP Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 04:19 T5: mưa vừa
mưa vừa
24.39
°C
Độ ẩm: 93 %
Gió: 3.98 m/s
19/09
mưa vừa
24.39°
24.39°
20/09
mưa nhẹ
23.16°
23.16°
21/09
mưa nhẹ
25.85°
25.85°
22/09
mưa cường độ nặng
22.14°
22.14°
23/09
mây đen u ám
21.83°
21.83°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay15,364
  • Tháng hiện tại440,422
  • Tổng lượt truy cập18,346,355
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây