Vừa qua, đoàn công tác Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh do đồng chí Trương Thanh Huyền - Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã về khảo sát đánh giá tình hình thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2018 - 2023 tại xã Cẩm Bình. Đoàn đã khảo sát đánh giá cao mô hình sản xuất hữu cơ tích hợp đa giá trị của hội viên Trần Danh giáp.
Theo hội viên nông dân Trần Danh Giáp chia sẻ, sau khi nghiên cứu các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; đặc biệt là một hội viên nông dân được tổ chức Hội thường xuyên tuyên tryền vận động, bản thân nhận thức rõ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Cùng với đó là xây dựng mô hình lập nghiệp mang lại thu nhập cho gia đình cũng như góp phần phát triển kinh tế địa phương Sau khi nghiên cứu nguồn đất đai, nguồn nước, lao động, cộng với sự giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền, và tư vấn của tổ chức Hội Nông dân xã Cẩm Bình, gia đình đã chuyển đổi, tích tụ ruộng đất với quy mô gần 3,5 ha, vị trí tại khu vực kề Kênh N5 đi qua địa bàn xã Cẩm Bình để xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp gắn với sản xuất hữu cơ. tuần hoàn khép kín, tích hợp đa giá trị. Bước đầu đi vào xây dựng gặp không ít khó khăn, cụ thể 3 năm đầu vốn xây dựng sản xuất quá ít, điện không, đường khó; nhưng sau 3 năm cố gắng xây dựng và có sự hỗ trợ đầu tư hạ tầng, kiến thức khoa học, vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp và được tham quan các mô hình điển hình trên địa bàn tỉnh đến nay mô hình đã đi vào sản xuất hiệu quả. Nhằm tạo ra nguồn bò giống, bò thịt cung cấp cho địa phương và các khu vực lân cận có nhu cầu, hiện nay trang trại gia đình anh Giáp đã gầy được đàn bò nái lai tổng 20 con (trong đó 01 bò đực lai 3B; 10 bò nái lai sinh sản; 4 con bê giống lai 3B). Ngoài ra, gia đình anh còn chăn nuôi gà, vịt hữu cơ theo hướng gà thả vườn là vịt luân canh trên các ao nhằm tạo nguồn thức ăn cho cá để giảm chi phí sản xuất.Năm 2022, anh được Hội Nông dân huyện, Trung tâm ứng dụng huyện và HND xã Cẩm Bình cho đi tham quan học tập mô hình nuôi ốc nhồi ao đất tại huyện Đức Thọ và về áp dụng nuôi tại địa phương. Bước đầu đang thiếu kinh nghiệm nên thu nhập chưa cao; sau khi nắm bắt được kỷ thuật, anh đã mạnh dạn chuyển ốc nuôi thương phẩm sang nuôi ốc sinh sản, đến nay số lượng ốc giống bố, mẹ còn khoảng 1000 con, dự kiến sẽ cung cấp con giống và tư vấn kỹ thuật cho các hộ có nhu nuôi ốc trên địa bàn. Hiện tại gia đình anh cũng đang thực hiện quy trình canh tác 7 - 8 sào lúa hữu cơ với giống lúa ST 25; lúa hiện nay phát triển rất tốt, qua quy trình canh tác hữu cơ có nhiều người tin tưởng sản phẩm hữu cơ nên đã đặt mua lúa gạo hữu cơ của gia đình anh với giá gấp 3 lần so với lúa gạo sản xuất truyền thống. Kết hợp với trồng lúa hữu cơ, anh Giáp triển khai nuôi ếch bố, mẹ nhằm tạo được nguồn ếch giống tại chỗ để nuôi trong ruộng lúa, số lượng ếch giống hiện có của gia đình anh là 2000 con.Với tổng diện tích hồ nuôi là 01ha mặt nước, tổng sản lượng cá hữu cơ của trang trại anh thu về ước đạt 20 tấn/năm. Ngoài ra anh còn đang triển khai xây dựng thêm mô hình nuôi trùn quế để cung cấp thêm nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân bón cho cây trồng. Với mô hình kinh tế tổng hợp gắn với sản xuất hữu cơ, tuần hoàn khép kín, tích hợp đa giá trị như vậy đem lại cho gia đình anh thu nhập ổn định hằng năm từ 500 đến 700 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho 5 - 7 lao động theo thời vụ. Với sự thành công của mô hình, nhiều hội viên trong và ngoài xã đã đến tham quan học hỏi và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và phát triển kinh tế địa phương.