Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Ha Tinh Farmer's union

Chính sách phát triển lâm nghiệp theo Nghị quyết 51 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thứ tư - 29/05/2024 04:27
Cách đây 5 -10 năm trở về trước, thì nhờ có cây keo nguyên liệu mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, làm giàu được nhờ cây keo. Nhưng keo là cây làm xói mòn đất, không giữ được nước, hấp thụ CO2 hạn chế, thảm thực vật không phát triển được và hơn nữa hiện nay việc khai thác keo cũng đã được thắt chặt bằng các quy định của Nhà nước như Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản”. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, cái chúng ta cần và hướng đến là một môi trường sống trong lành và an toàn và hơn thế nữa là chúng ta có thu nhập từ rừng thông qua bán nguồn khí CO2 mà rừng của chúng ta hấp thụ được. Chính vì vậy mà chúng ta phải bảo vệ và làm giàu cho rừng.
image001
Làm giàu cho rừng bằng cách trồng các loại cây bản địa, làm giàu cho rừng bằng cách trồng thêm các loại cây dược liệu dưới tán rừng, để làm phong phú thêm các tầng thực bì, hệ sinh thái cho rừng….
Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho bà con trong việc phát triển, bảo vệ rừng. Hiện nay, Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND, ngày 16/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025 đang có hiệu lực đến năm 2025. Nghị quyết dành hẳn Điều 8 để nói về chính sách phát triển lâm nghiệp. Đó là chính  sách về cấp kinh phí làm chứng chỉ rừng bền vững FSC, kinh phí về bảo vệ rừng tự nhiên cho các hộ và cho UBND xã, chính sách về trồng làm giàu rừng và chính sách trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Để thực hiện các nội dung này chúng ta cần nắm rõ được các quy trình thực hiện và các thủ tục hồ sơ cần thiết đảm bảo theo quy định.
1. Đối với lĩnh vực trồng làm giàu rừng 1 (ha) được hỗ trợ 5 triệu đồng, về quy trình làm hồ sơ thủ tục để được hưởng chính sách như sau:
a) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTN.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (Bản sao có chứng thực); CCCD pho tô công chứng.
c) Bảng tổng hợp mua cây giống kèm theo hóa đơn tài chính theo quy định pháp luật đối với giống mua của tổ chức, cá nhân khác.
d) Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.
Với các thủ tục nêu trên nếu đáp ứng được thì được hưởng 100% kinh phí hỗ trợ, nếu không tự làm được thì phải thuê đơn vị tư vấn, hoặc thông qua xã để thuê tư vấn.Mọi chi phí do hộ dân và công ty tư vấn thỏa thuận quyết định. Người dân được hưởng lợi đó là được hưởng các quyền lợi thu được từ bảo vệ và làm giàu rừng như là cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC để tiến tới bán tín chỉ cacbon, được hưởng chính sách bảo vệ rừng hàng năm,... chính sách trồng làm giàu rừng chỉ được hưởng một lần.
image003
2. Bảo vệ rừng tự nhiên được hưởng 1 (ha) 300 ngàn đồng. Hồ sơ gồm:
a) Tổng hợp số liệu hồ sơ, trích lục diện tích rừng đề xuất hỗ trợ chính sách của Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt diện tích rừng đề xuất hỗ trợ chính sách (Kèm hồ sơ trích lục diện tích rừng).
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (Bản sao có chứng thực); CCCD phô tô công chứng.
c) Văn bản xác nhận kết quả bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn của Hạt Kiểm lâm cấp huyện (trên cơ sở đề xuất cán bộ kiểm lâm địa bàn).
Cũng giống như trồng và làm giàu rừng, Với các thủ tục nêu trên nếu đáp ứng được thì được hưởng 100% kinh phí hỗ trợ, nếu không tự làm được thì phải thuê đơn vị tư vấn, hoặc thông qua xã để thuê tư vấn. Năm đầu tiên phải trừ chi phí xây dựng hồ sơ ban đầu. Từ năm thứ 2 trở đi bà con được hưởng 100% là 300 ngàn đồng/1ha.
Hồ sơ cần cung cấp cho cán bộ lâm nghiệp xã 2 bản phô tô bìa rừng và CCCD để làm hồ sơ, đơn xin tham gia thực hiện chương trình.
image005
3.Về trồng cây dược liệu dưới tán rừng: Hiện nay đang có chính sách hỗ trợ mỗi ha 10 triệu đồng nếu trồng cây thiên niên kiện (hay còn gọi là sắn sục) trên rừng tự nhiên.
a) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ được phê duyệt: đối với cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của cá nhân.
b) Hợp đồng kinh tế về liên kết sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Bảng tổng hợp mua cây giống kèm theo hóa đơn tài chính theo quy định pháp luật đối với giống mua của tổ chức, cá nhân khác
d) Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.
Về phần hồ sơ để được hưởng chính sách người dân có thể tự chủ động liên hệ với các bên thiết kế, tư vấn để thực hiện các thủ tục hồ sơ pháp lý đúng theo quy định của pháp luật và trình tự thủ tục theo yêu cầu hoặc UBND xã đứng ra liên hệ, làm việc với 1 bên thứ 3 sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hồ sơ thủ tục cho người dân. Cây sắn sục trồng khoảng 4 năm thì cho thu hoạch; công ty sẽ đứng ra thu mua cho người dân với giá bằng giá thị trường lúc sở tại. Như vậy vừa có chính sách hỗ trợ và sau này người dân hoàn toàn được hưởng lợi, lại có bao tiêu đầu ra, người dân ta hoàn toàn được lợi chỉ mất công bảo vệ.
image007
Đối với những diện tích rừng đã trồng keo cần chuyển đổi sang trồng rừng bằng các loại cây bản địa như lim, cồng, dỗi mỡ,.... Trồng, bảo vệ và làm giàu rừng là cách tốt nhất để chúng ta có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, góp phần giảm phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng thu nhập thông qua bán tín chỉ carbon.
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Lê Duy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin thời tiết
Tinh Ha Tinh, VN
Thời tiết hôm nay 02:04 T2: mây rải rác
mây rải rác
29.48
°C
Độ ẩm: 66 %
Gió: 3.23 m/s
14/10
mây rải rác
28.12°
29.48°
15/10
mưa nhẹ
28.07°
28.07°
16/10
mưa vừa
28.26°
28.26°
17/10
mưa vừa
28.13°
28.13°
18/10
mưa nhẹ
28.64°
28.64°
Tư liệu hình ảnh
hqdefault.jpg 10-1-Opt.jpg 106d0131401t700l4.jpg 106d3085500t82788l0.jpg anh-2-13-qmkk.jpg
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay10,811
  • Tháng hiện tại334,140
  • Tổng lượt truy cập18,990,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây