Trong nhiều năm trở lại đây, việc chuyển đổi nông nghiệp từ canh tác truyền thống sang canh tác theo hướng hữu cơ dần nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy để chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ các trang trại, gia trại cần thực hiện những gì?
Trước tiên, các trang trại, gia trại cần thu thập các thông tin cần thiết cho hoạt động thực hành nông nghiệp hữu cơ. Bước tiếp theo, thử nghiệm một số thực hành thích hợp các trang trại, gia trại thành thạo hơn trong canh tác. Cuối cùng, áp dụng quá trình canh tác hữu cơ trên toàn bộ diện tích. Để việc áp dụng thuận lợi các trang trại, gia trại có thể sử dụng dịch vụ tư vấn nông nghiệp ngay từ đầu để có các thông tin hữu ích, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Bước 1: Tích lũy kiến thức
Về cơ bản, trang trại mong muốn chuyển đổi sang hữu cơ cần biết:
- Làm thế nào để cải thiện độ phì của đất một cách tự nhiên.
- Làm thế nào để giữ cho cây trồng khỏe mạnh, ít sâu bệnh.
- Làm thế nào để tăng cường sự đa dạng sinh học trong trang trại.
- Làm thế nào để vật nuôi khỏe mạnh.
- Làm thế nào mang lại giá trị cho các sản phẩm hữu cơ và bán chúng.
Bước 2: Thử nghiệm thực hành sản xuất hữu cơ trên trang trại
Sau khi thu thập các thông tin về yêu cầu, tiềm năng và thực hành chính liên quan tới việc chuyển đổi, trang trại có thể bắt đầu thực hành trên trang trại của mình. Để giảm thiểu tối đa rủi ro và quá tải, trang trại có thể thực hành từng bước nhỏ tại các khu vực được giới hạn (các ô thửa hoặc các con vật được lựa chọn). Trang trại cũng có thể lựa chọn việc áp dụng các thực hành trên các cây, con ít bị tác động bởi rủi ro, chi phí đầu tư thấp, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chăm sóc không cao, hạn chế việc bổ sung lao động. Các khuyến nghị này bao gồm:
- Phủ rơm, cỏ dại, cỏ vertiver, thân, lá chuối, cây muồng, phủ bằng hữu cơ: là một cách dễ dàng để kiểm soát cỏ dại và bảo vệ đất trong trồng cây lâu năm.. Câu hỏi đặt ra ở đây: Nguyên liệu thực vật thích hợp được lấy ở đâu? Tùy vùng mà áp dụng linh động.
Sử dụng cỏ vertiver, cây muồng che phủ cho ổi tại Phú Gia – Hương Khê (Ảnh Nguyễn Thu)
- Trồng xen canh: Trồng hai loại cây hàng năm với nhau, thường là cây họ đậu, cây phân xanh (cây phủ đất) xen kẽ với ngô, cây ăn quả, cây rau. Trong trồng xen, phải đặc biệt chú ý để tránh sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng về ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước
- Phân ủ: Dùng phân ủ (phân compost) có thể có tác động lớn đến tăng trưởng và năng suất cây trồng. Để ủ phân compost, trang trại cần có đủ nguyên liệu thực vật và động vật. Trong trường hợp khan hiếm, trang trại có thể tự sản xuất nguồn nguyên liệu này trong trang trại bằng cách trồng cỏ, gieo những cây họ đậu phát triển nhanh, trồng cỏ vertiver, trồng chuối, cây muồng tạo ra nhiều sinh khối và bằng cách cách đưa vào nuôi một số động vật để lấy phân, nếu thích hợp. Sản xuất phân hữu cơ đúng cách sẽ có chất lượng dinh dưỡng tốt, ít tốn kém.
- Phân xanh: Việc trồng một vài loại cây họ đậu để sản xuất sinh khối và kết hợp chúng vào đất có thể là mới với trang trại đã quen canh tác truyền thống (sử dụng phân bón hóa học). Tuy nhiên, việc sử dụng phân xanh góp phần rất lớn vào việc cải thiện độ phì nhiêu của đất. Cây phân xanh có thể được trồng xen kẽ giữa các loại cây chính.
- Quản lý dịch hại theo tiêu chuẩn hữu cơ: Bằng cách thiết lập sự cân bằng sinh thái giữa dịch hại và thiên địch kết hợp với việc lựa chọn các giống cây trồng kháng bệnh tốt. Các phương pháp phòng ngừa khác bao gồm: chọn thời điểm gieo hạt, cải thiện chất lượng đất, giá thể; luân canh; khuyến khích các tác nhân sinh học tự nhiên để kiểm soát bệnh, côn trùng và cỏ dại; sử dụng rào cản vật lý để bảo vệ khỏi côn trùng, động vật…
- Sử dụng hạt giống và nguyên vật liệu nhân giống phù hợp: Trang trại nên ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu nhân giống phù hợp và giống địa phương do những loại này đã thích nghi tốt với môi trường tại đây.
- Trồng cây họ đậu: Trong các đồn điền trồng cây lâu năm như chuối, cafe, ca cao, trang trại nên trồng các cây họ đậu như gliricidia, calliandra và cây vừng để cải thiện điều kiện phát triển của cây ăn quả bằng cách cung cấp bóng râm, che phủ, ni tơ thông qua quá trình cố định đạm. Ngoài ra, một số cây họ đậu cung cấp thức ăn rất tốt cho chăn nuôi.
Trồng ổi xen chuối tại xã xã Hương Minh, Vũ Quang (Ảnh: Nguyễn Thu)
- Trồng cây làm thức ăn cho gia súc trong trang trại: Để cải thiện thức ăn có sẵn cho vật nuôi, trang trại có thể trồng cỏ, cây thức ăn gia súc họ đậu xunh quanh hoặc giữa các loại cây trồng, hoặc luân canh. Thức ăn của gia súc hữu cơ yêu cầu là nguồn thức ăn hữu cơ. Vì vậy, việc sử dụng triệt để không gian tại trang trại để cung cấp nguồn thức hữu cơ cho gia súc là việc cần làm.
Cây trồng nào nên canh tác trong quá trình chuyển đổi?
Nhiều trang trại muốn thấy kết quả nhanh chóng và thường hỏi phải mất bao lâu để cây trồng hữu cơ phát triển. Canh tác hữu cơ không nhằm mục đích làm cho cây trồng phát triển nhanh hơn. Cây trồng sẽ phát triển nhanh hơn và lớn hơn khi chúng có điều kiện phát triển tốt hơn trước. Mặc dù cây trồng thông thường có thể được thực hiện để tăng trưởng nhanh hơn bằng cách sử dụng nhiều phân bón vô cơ và thuốc kích thích. Cây trồng hữu cơ được nuôi dưỡng để phát triển ở mức bình thường, tự nhiên để ít bị sâu bệnh đồng thời xây dựng cấu trúc dinh dưỡng và thể chất tốt. Trang trại hữu cơ cần làm rất nhiều để làm cho cây trồng của họ phát triển khỏe mạnh và tạo ra năng suất tốt.
Bước 3: Chuyển đổi toàn bộ trang trại truyền thống sang hữu cơ
Ở bước này, trang trại có thể quyết định việc chắc chắn chuyển từ trang trại truyền thống sang trang trại hữu cơ nếu đủ điều kiện, nhất là các thực hành. Chỉ khi nào các thực hành hữu cơ được áp dụng tại toàn bộ trang trại, khi đó, mới có thể gọi trang trại là hữu cơ.
Thông thường, việc áp dụng nhất quán các thực hành hữu cơ đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình dài cải thiện hệ thống sản xuất:
- Cải thiện độ phì nhiêu của đất dựa trên việc tái chế các vật liệu hữu cơ của trang trại và tăng cường sản xuất sinh khối.
- Khuyến khích các tương tác tích cực giữa các bộ phận của hệ thống sản xuất (sinh thái trang trại) để tăng cường khả năng tự chịu sâu bệnh.
- Tối ưu hóa sự cân bằng giữa sản xuất thức ăn và gia súc.
Nông nghiệp hữu cơ cũng có nghĩa là liên tục học hỏi từ quan sát cá nhân, từ kinh nghiệm bên ngoài, chia sẻ kinh nghiệm với các nông hộ hữu cơ khác và thực hiện thông tin mới trên trang trại của bạn, làm cho nó ngày một bền vững.
Cuối cùng, để chắc chắn trang trại của mình đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ, trang trại có thể liên hệ với các tổ chức chứng nhận hữu cơ để tiến hành các hoạt động đánh giá tại trang trại. Chứng chỉ hữu cơ sẽ được cấp cho trang trại để khẳng định cam kết của trang trại khi các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ được đáp ứng.để khẳng định cam kết của trang trại khi các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ được đáp ứng.
Một số lưu ý khi thực hiện chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
Giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ là phải sản xuất theo tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ.
- Đất hoang hóa hoặc đất đã canh tác nông nghiệp nhưng bỏ hoang hóa 1 thời gian đủ nhiều (không có dư lượng khi kiểm tra): Không cần chuyển đổi nhưng chú ý cây lâu năm thời gian chứng nhận sớm nhất là sau 1 vụ thu hoạch, vụ thứ 2 mới được chứng nhận. Điều kiện cần: Xã xác nhận hoang hóa hoặc không canh tác nông nghiệp; điều kiện đủ: kiểm tra đất, nước, sản phẩm không có dư lượng.
- Đất đã canh tác nông nghiệp và đã chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Không cần thời gian chuyển đổi nếu đã đủ thời gian. Điều kiện cần: hồ sơ chứng minh sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ (không sử dụng chất cầm hoặc công nghệ không thích hợp; điều kiện đủ: kiểm tra đất, nước, sản phẩm không có dư lượng. Chú ý cây lâu năm thời gian chứng nhận sớm nhất là sau 1 vụ thu hoạch, vụ thứ 2 mới được chứng nhận.
- Đất đã canh tác nông nghiệp bắt đầu chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ: theo quy định của TCVN và sau đó chuyển lên trường hợp số 2 kể trên.
- Đất lâm nghiệp: xem xét có thể coi là đất nguyên sinh nếu không có hoạt động nông nghiệp. Đáp ứng được thì là trường hợp 1 ở trên.
- Đất nông nghiệp ô nhiễm dư lượng: thực hiện sản xuất hữu cơ và đảm bảo đủ thời gian loại bỏ hoàn toàn dư lượng. Kế từ ngày kiểm tra hết dư lượng tính đến lúc thu hoạch thì được xem xét chứng nhận.